VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com
<http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 24 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Ý Nghĩa Của
Dự Luật
Nhân Quyền HR 3096
Trung Ðiền
2- Thời Sự Việt
Nam
- Một Con Mọt
Nữa Rớt
Ra Từ Văn
Phòng Chính Phủ Việt
Nam
Ðông Phong
3- Câu Chuyện Thời Sự
Jyoti Thotam (Time) - Minh Trang phỏng dịch
4- Ðọc Báo Ngoại Quốc
- Tăng viện
trợ cho Việt
Nam gắn liền
với việc
phát triển nhân quyền
Patrick Goodenough (CNSNews.com) - Hoàng Quý phỏng dịch
5- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Về thăm
nghĩa trang xưa
Phan Tấn Ðạt
6- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Phá Chợ Xây Trung Tâm Thương Mại
Quốc Hương (Ðảng DCND)
7- Tin Tức Quốc Nội
- Thượng Tá Hồi
Hưu Nguyễn
Kiến Quốc
Tố Cáo Tổng
Biên Tập Báo ANTÐ
Nguyễn Kiến Quốc
8- Tin Tức Quốc Nội
- Tâm Thư Ðại
Diện GHPGVNTN Tỉnh An Giang Về Việc:
Nhà Sư kháng kiện đòi chùa, chia sẽ cùng dân oan khiếu kiện đòi nhà
9- Câu Chuyện Việt
Nam
- Ba ve vô một hũ!
Nguyễn thanh Ty
10- Gương Xưa Tích Cũ
- Chết
Vẫn Còn Thương
Mõ Sàigòn
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Ý Nghĩa Của Dự Luật Nhân Quyền HR 3096
Trung Ðiền
(VNN)
Chiều Thứ Ba, ngày
18 tháng 9 năm 2007, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật Nhân Quyền HR 3096 với tỷ số áp đảo 414-3. Dự luật này do dân biểu Christopher Smith thuộc tiểu bang
New Jersy đệ nạp cùng với sự ủng hộ của 12 dân biểu khác có nhiều quan tâm đến tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam như nữ dân biểu Loretta Sanchez, dân biểu Dana Rohrabaker, dân biểu Ed
Royce. Nội dung chính của Dự Luật 3096 nhằm khuyến cáo chính quyền Hoa Kỳ một số điểm quan trọng như sau: 1/ Giới hạn tiền viện trợ, nhất là không gia tăng tiền viện trợ mang tính nhân đạo cho Cộng sản Việt Nam; 2/ Cho phép sử dụng 4 triệu Mỹ Kim vào
việc hỗ trợ những tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam; 3/ Tăng thêm 10 triệu Mỹ kim cho các hoạt động chống lại sự phá sóng đối với đài Á Châu Tự Do. Sau khi Hạ Viện thông qua, Dự Luật này đệ nạp lên Thượng Viện để duyệt xét và biểu quyết. Nếu cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện đều thông qua thì sẽ đệ nạp cho Tổng Thống để phê chuẩn sau cùng.
Sự kiện Hạ Viện Hoa Kỳ thông
qua Dự Luật 3096 với tỷ số áp đảo, đã cho chúng ta một số những nhận xét đáng lưu tâm.
Thứ nhất, đây không
phải Dự Luật Nhân Quyền đầu tiên được Hạ Viện thông qua với tỷ số áp đảo mà đây là lần thứ ba Dự Luật được tái đệ nạp bởi những dân biểu rất quan tâm đến tình hình đàn áp
nhân quyền tại Việt Nam. Qua ba lần biểu quyết với tỷ số thuận áp đảo trong các năm vừa qua, đã biểu hiện một điều là chính giới Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình hình đàn áp tại Việt
Nam
. Sự quan tâm
này có gia tăng theo thời gian và hy vọng khi đưa lên Thượng Viện sẽ không bị phủ quyềt như hai lần trước. Lý do là ở các lần trước, Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain và Thượng Nghị Sĩ John
Kerry đã lên tiếng kêu gọi phủ quyết nhưng trong những tháng vừa qua, chính Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain cùng với Thượng Nghị Sĩ John Kerry đã lên tiếng đòi Hà Nội phải trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật Sư Lê Thi Công Nhân, Luật sự Lê Quốc Quân....
Thứ hai, Dự Luật được biểu quyết vào lúc Nguyễn Tấn Dũng sắp sang Hoa Kỳ để vận động Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho Hà Nội được vào làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm 2007. Ðây là cú tát tai vào mặt những tên
lãnh đạo tham ô và ngoan cố, đặc biệt là đối với Nguyễn Tấn Dũng khi ra lệnh cho công an mở các chiến dịch tấn công vào các nhà dân chủ từ tháng 2 năm nay. Sự kiện này sẽ làm ảnh hưởng lên chuyến viếng thăm của Nguyễn Tấn Dũng và hứng chịu những phê phán của dư luận như Nguyễn Minh Triết đã bị trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào hạ tuần tháng 6 vừa qua.
Thứ ba, Dự Luật sẽ giúp cho các nhà dân chủ tại Việt Nam có
thêm nghị lực để tiếp tục đấu tranh trong bối cảnh bị những khống chế, trù dập nặng nề của Cộng sản Việt Nam hiên nay. Ngoài ra, dự luật này, với sự quy định dành 4 triệu Mỹ kim để giúp cho các Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO) tại Á Châu hỗ trợ những thay đổi dân chủ tại các quốc gia trong vùng là điều rất khích lệ. Tuy số tiền này
không là bao nhiêu so với các nhu cầu thay đổi dân chủ trong vùng Ðông Nam Á Châu; nhưng ít ra nó đã tạo một bước tiến rất lớn trong việc Hoa Kỳ hỗ trợ các phong trào dân chủ tại Á Châu bằng một ngân
sách cụ thể hơn so với hiện nay.
Thứ tư, Dự Luật này còn
tăng cường thêm luận cứ giúp cho Uỷ Ban Tôn Giáo Quốc Tế bên cạnh Quốc Hội Hoa Kỳ tích cực hơn trong việc đệ nạp một khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Hà Nội vào danh sách những quốc gia đáng quan tâm (CPC) vì đàn áp tôn giáo và dân chủ. Sự kiện Cộng sản Việt Nam đang tung
chiến dịch tấn công và bêu rếu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ sau khi Giáo Hội lên tiếng kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước đóng góp
tiền bạc cứu giúp dân oan, là một chứng cớ rất tốt cho nỗ lực này.
Thứ năm, việc gia tăng thêm
10 triệu Mỹ Kim cho Ðài Á Châu Tự Do để ngăn chận sự phá sóng của Trung Quốc và các quốc gia độc tài liên hệ, cho thấy là chính giới Hoa Kỳ đã nhìn khá rõ về nhu cầu phá vỡ bưng bít thông tin; đồng thời tăng cường khả năng ảnh hưởng của Ðài trong quần chúng tại Á Châu.
Tóm lại, với một số ý nghĩa được phân tích bên trên về kết quả ra đời Dự Luật HR 3096 hôm chiều Thứ Ba ngày 18 tháng 9 năm 2007, đã mang lại một sự khích
thích lớn cho Phong trào dân chủ tại Việt Nam với sự can dự chính thức của Hoa Kỳ qua một Ðạo Luật rõ
ràng. Vấn đề còn lại là chúng ta sẽ phải tiếp tục vận động để kêu gọi các văn phòng Thượng Nghị Sĩ sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ và thông qua Dự Luật HR 3096. Ðây là việc làm rất thiết thực và khẩn cấp.
=END=
2- Thời Sự Việt Nam
- Một Con Mọt Nữa Rớt Ra Từ Văn Phòng Chính Phủ Việt Nam
Ðông Phong
Ðoàn Mạnh Giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phan Văn Khải "được" coi như vô can đối với vụ tham nhũng Ban Quản lý Dự án 18 (PMU 18). Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Lâm bị nghi ngờ có liên quan đến vụ chạy án cho Bùi Tiến Dũng cũng "được phép" lặn sâu. Ðương nhiên, Phan Văn Khải phải "được" bất khả xâm phạm.
Bộ Chính trị lại "nhất trí" đem những người cầm đầu "Ðề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005, thường gọi là Ðề án 112" làm vật tế thần trong giai đoạn hiện nay hầu che đậy sự bất lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngân sách dùng để xây đường sá, cầu cống đã bị đám cán bộ đem đi đánh bạc hoặc chia chác nhau làm cho hạ tầng cơ sở tại Việt Nam không thể bắt kịp nhu cầu phát triển đất nước.
Nhóm trí thức xã hội chủ nghĩa điều hành Ðề án 112 đã biến ngân khoản hơn 3.7 ngàn tỉ đồng (tính đến tháng 9-03) thành một mớ sản phẩm kỹ thuật cao hổ lốn, vô giá trị buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh chấm dứt từ 19-04-07 và tiến hành điều tra.
TSKH Vũ Ðình Thuần, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm Trưởng ban Ðiều hành Ðề án 112 đã bị Cơ quan Ðiều tra bắt giam hôm 13-09-07 cùng với 8 nghi can khác như Nguyễn Ðức Giao, Giám đốc Nhà xuất bản Bộ Tư pháp; Lương Cao Sơn, Thư ký Ban điều hành Ðề án 112;
Hoàng Ðăng Bảo, Vụ Hành chính, VPCP; Bùi Duy Hùng,
Phó phòng kế hoạch Nhàxuất bản Bộ Tư pháp); Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty phát hành sách, Nguyễn Thị Minh Thiệu; Phó Tổng Nguyễn Thị Phương Hoa; Phó phòng Ngô Thị Nhâm; và 1 cán bộ thuộc Tổng Cty phát hành sách chưa được tiết lộ danh tính. Vũ Ðình Thuần không giữ chức Phó Chủ nhiệm từ cuối năm 2004, nhưng tiếp tục làm Trưởng Ban điều hành đến năm 2007.
Tất cả cán bộ ưu tú được huy động để điều hành Ðề án 112. Nguyễn Thị Minh Thiệu, Quyền Tổng giám đốc Tổng Cty phát hành sách được bầu làm Bí thư Ðảng ủy cơ quan chỉ 1 ngày trước khi bị bắt.
Báo cáo thực hiện Chỉ thị 58-CT/TƯ của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa viết "Chưa đạt mục tiêu, trình độ ứng dụng CNTT của Việt Nam vẫn tụt hậu quá xa so với một số nước ASEAN và mức trung bình thế giới.
Báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường thuộc Quốc hội tháng 3-07 viết "Ðề án 112 đã thất bại cả trên 5 mục tiêu ban đầu gồm có xây dựng các hệ thống tin học hóa quản lý hành chính nhà nước; xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia; tin học hoá các dịch vụ công; đào tạo tin học và thúc đẩy cải cách hành chính".
Vì sao Ðề án 112 thất bại thảm hại ngay khi còn ở giai đoạn I? Những ai phải chịu trách nhiệm?
Bộ Chính trị chịu trách nhiệm trước tiên và nhiều nhất vì duy ý chí nên không lường hết khả năng yếu kém của guồng máy hành chính do Phan Văn Khải cầm đầu và đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa khi giao nhiệm vụ cải cách hành chính và tin học hóa quản lý hành chính.
Nền hành chính
xã hội chủ nghĩa với các đặc tính trùng lắp, không minh bạch, thiếu nhân lực tin học nên không có chuẩn cần thiết để xây dựng Ðề án. Trong chuyến khảo sát năm 2005, phóng viên báo Lao Ðộng trích dẫn lời lãnh đạo một thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai thú nhận không dám sờ vào máy tính sợ làm hư hỏng đến tài sản 300 triệu đồng.
Vì muốn thể hiện tính xã hội chủ nghĩa mà giới lãnh đạo Hà Nội không quan tâm đến kinh nghiệm sử dụng các công ty tư nhân để thực hiện tin học hóa quản lý hành chính tại các quốc gia khác. Hoặc do chiếc bánh 112 quá lớn với kinh phí trên ngàn tỉ đồng bỏ ngõ quá hấp dẫn, không thể để lọt ra bên ngoài vành đai quyền lực. Báo Lao Ðộng 15-09-07 ước lượng tổng số tiền thực hiện Ðề án 112 từ trung ương cho tới địa phương có thể lên tới 50,000 tỉ đồng.
Phan Văn Khải đã để cho Vũ Ðình Thuần tự tung tự tác hầu lẫn tránh trách nhiệm khi Ðề án [chắc chắn] thất bại. Các Thứ trưởng được chỉ định tham gia Ðề án 112 cũng viện lý do bận rộn hoặc thiếu kiến thức tin học để né các phiên họp.
Giới lãnh đạo Hà Nội hô khẩu hiệu cam kết chấm dứt hệ thống "xin-cho", trong khi
Phó chủ nghiệm Văn phòng Chính phủ lại áp dụng nghiêm ngặt.
Ban điều hành Ðề án 112 tự ý thẩm định các dự án nhu liệu mặc dù không có thẩm quyền theo Quyết định 137/2001/QGG- TTg. Ban cũng không có quan hệ hợp tác với Ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông nên hễ ai "chạy được phê duyệt" thì cứ thực hiện Dự án.
Vũ Ðình Thuần đã ký hơn 30 hợp đồng hợp đồng với TCty Phát hành sách và Nhà xuất bản Tư Pháp theo kiểu lòng vòng để nâng giá gây thiệt hại 2 tỉ đồng của Nhà nước mà Phó chủ nhiệm được lại quả 500 triệu đồng. Tổng Cty và Nhà xuất bản lại "bán thầu" cho tư nhân để hưởng giá chênh lệch trái pháp luật.
Một công ty
nhu liệu tâm sự với báo Thanh niên 15-09-07 "làm cho VPCP, người ta ấn cho cái hợp đồng, ông ký thì ông làm, ông không
ký thì ông biến...Người ta gọi đến, bảo làm cái phần mềm theo 3 hay 5 yêu cầu gì đó. Làm xong thì mang đến báo cáo làm đã làm xong rồi, anh đã thấy được chưa, nếu đồng ý thì làm
tiếp còn không
thì lại đem về đi sửa".
Sau khi thu thập được một số kiến thức hạn chế, cộng đồng trí thức xã hội chủ nghĩa với kiến thức lệch mà cứ tưởng ta cũng làm được như người nên rất nhiều dự án bạc tỉ chỉ vỗ béo cho giới cán bộ chức quyền. Phạm Duy Hiển nhận xét chua chát trên VietNamNet
24-04-07: "Tôi tin, nhiều đề án và dự án lớn đã không được thiết kế một cách tâm huyết và phê duyệt nghiêm túc bởi những người có tâm huyết. Hầu hết những đề án như 112 đều lấy danh nghĩa khoa học để làm nhưng không chấp nhận những chuẩn mực quốc tế của khoa học".
Biết bao Ðề án, Dự án bạc tỉ trước năm 2003 làm lãng phí ngân quỹ quốc gia, nhưng thất bại chìm trong im lặng trên một xứ sở tập thể lãnh đạo nên chẳng có ai chịu trách nhiệm.
Chẳng lẽ con nhạn la đà Vũ Ðình Thuần sẽ gánh tội cho những chính phạm.
Bộ Chính trị với kiểu duy ý chí đã vạch ra chiến lược vượt quá khả năng về tài chính, nhân lực, chính sách mà giao cho những trí thức xã hội chủ nghĩa "hồng hơn chuyên" thực hiện nên tất yếu phải chuốc lấy thất bại.
Chính phủ Hà Nội bị bó rọ trong thể chế chính trị Marx-Lenin (và cam tâm, phấn khởi vì được nằm trong rọ) nên không thể đẩy nhanh cải cách hành chính theo hướng có thể quản lý bằng tin học hóa.
Cộng đồng trí thức xã hội chủ nghĩa chỉ tự hào về khả năng không có thật của bản thân nên rất lúng túng khi giải quyết những vấn đề mang tính chất khoa học. Do đó, cứ dùng bằng cấp làm tấm bình phong che kiến thức lệnh và các hành vi phi pháp để vinh thân phì gia cho bỏ công đèn sách.
Xã hội chủ nghĩa tạo môi trường thuận lợi nhất cho những kẻ biết lách luật mà hưởng vinh hoa phú quý. Trách nhiệm làm gì có trong tự điển Marx-Lenin!
=END=
3-
Câu Chuyện Thời Sự
- Giáng sinh năm nay -
chì nhiều hay ít?
Jyoti Thotam
(Time)
Minh Trang phỏng dịch
(VNN)
Giờ đã là tháng chín rồi. Bạn có biết đồ chơi giáng sinh của con cái mình có nguồn gốc từ đâu hay
không?
Cho dù bạn chưa nghĩ đến, nhưng các nhà sản xuất đồ chơi Hoa Kỳ hiện đang rất lo lắng vì sợ đánh mất lòng tin của các bậc phụ huynh, do vậy, ngành công nghiệp này đã yêu cầu chính quyền liên bang phải tiến hành kiểm tra an toàn sản phẩm bằng chính chi phí của họ. Ðiều này rõ ràng phản ánh ảnh hưởng của hàng loạt đợt thu hồi hàng hoá nguồn gốc Trung Hoa lên thế giới đồ chơi.
Gần đây nhất là việc Mattel
thu hồi hơn 19 triệu món đồ chơi - trong đó có 675 000 phụ kiện búp bê Barbie bị cảnh cáo vào ngày 4 tháng 9 về tỉ lệ chì
trong sơn cao - Ðây là sự kiện chấn động thế giới sản xuất đồ chơi và đặt toàn bộ ngành công nghiệp này vào trong tình trạng báo động. Theo phát biểu của ông Carter Keithley, chủ tịch hiệp hội công
nghiệp đồ chơi TIA, hiệp hội thương mại với 500 thành viên, chiếm 85 phần trăm thị phần đồ chơi Hoa Kỳ thì: "Việc thu hồi sản phẩm trong năm nay hoàn toàn không phải là sự kiện vui vẻ đối với chúng tôi". Thậm chí cả những công
ty không bị buộc phải thu hồi sản phẩm cũng tiến hành kiểm tra lại toàn bộ và các trung tâm thí nghiệm giờ đang ngập đầu với việc này. Một phó tổng giám đốc của Hasbro là ông Wayne Charness nhận xét: "Hiện nay
chúng tôi phải xem lại tất cả mọi thứ".
Việc thu hồi sản phẩm cũng được xem như hình thức khoá an toàn, và là cách nhanh nhất để quét sạch mọi nguy cơ tiềm tàng trước khi chúng phát sinh nguy hiểm. Nhưng trong
năm nay, các sản phẩm Trung Hoa - quốc gia cung cấp 80 phần trăm sản phẩm giải trí của thế giới - đã tạo ra một đám mây mù nghi ngờ bất cứ món đồ chơi nào có nhãn hiệu MADE IN CHINA. Keithley cùng với nhiều nhà sản xuất đồ chơi khác đã tham gia một cuộc hội nghị về vấn đề an toàn tổ chức tại Trung Quốc tháng bảy vừa qua, ông cho biết tất cả đều có chung mối quan tâm: "Làm thế nào giải quyết điều
này".
Giải pháp mà họ đưa ra là một kế hoạch an
toàn ba bước, được công bố vào ngày 5 tháng 9: Cần có một cơ quan
liên bang để bảo đảm kiểm nghiệm an toàn, một hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp mới phục vụ cho quá trình kiểm tra và việc cấp chứng nhận cho các phòng thí nghiệm độc lập. Keithley nói các phòng thí
nghiệm cần phải có phát hành một loại tem đóng lên tấn cả các món đồ chơi mà họ nhận thấy đáp ứng đúng tiêu chuẩn liên bang. Các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ dùng song song cả hai phương pháp kiểm tra nhưng không có một yêu cầu pháp lý hay biện pháp đồng bộ nào có thể lấy lại lòng tin của khách hàng. Ðối với nhiều mặt hàng trong đó có đồ chơi và trang sức trẻ em, Uỷ ban an toàn sản phẩm (CPSC) đã đặt ra hệ thống tiêu chuẩn an toàn nhưng lại không yêu cầu các nhà sản xuất kiểm tra, đồng thời bản thân họ cũng không kiểm tra. Sue DeRagon, trợ lý giám đốc phụ trách mặt xét nghiệm đồ chơi tại phòng thí nghiệm Specialized Tech Resources ở Enfield, Conn nhận xét:
"Không có ai đòi bằng chứng.
Mọi thứ sẽ thay đổi vào mùa thu này. Thượng nghị sĩ dân chủ Florida
Bill Nelson đề nghị một dự luật đòi hỏi đồ chơi phải được một công ty thứ ba kiểm tra để bảo đảm đạt chất lượng - nếu không sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ (Dự luật sẽ được trình bày vào ngày 12 tháng 9 tới). Các nhà sản xuất đồ chơi cũng hỗ trợ để điều chỉnh lại dự luật này, vì theo lời Joan Lawrence, phó chủ tịch phụ trách vấn đề tiêu chuẩn và quy định của TIA nói: "Ðiều này sẽ tạo ra một sân chơi có phân
rõ đẳng cấp". Hiện tại các sản phẩm nào chưa đạt tiêu chuẩn chỉ bị trừng phạt bằng cách thu hồi sản phẩm, do vậy có một vài công ty hoàn toàn không thèm kiểm tra sản phẩm.
Hoạt động kiểm tra và
thu hồi tình nguyện rõ ràng đã gặp thất bại trong cuộc chiến chống lại những món trang sức trẻ em có tỉ lệ chì cao lan tràn vào thị trường Hoa Kỳ. Sau khi
CPSC thu hồi 150 triệu mảnh trang sức đồ chơi vào năm 2004, nguyên tắc mới được đưa ra và thúc giục các nhà sản xuất phải giảm tỉ lệ chì trong sản phẩm". Sau đó có ít nhất thêm 21 triệu mảnh trang sức đồ chơi - trong đó có 6 triệu chỉ trong năm nay - tiếp tục bị thu hồi vì nguy cơ gây ngộ độc chì cao, trải từ chiếc nhẫn giả kim cương trị giá 3 USD bán đầy ở Big Lots! Cho đến chiếc vòng đeo cổ 95 USD Juicy Couture. CPSC đưa ra đề nghị cấm tỉ lệ chì vượt quá 0.06 phần trăm trên toàn bộ khối lượng đồ chơi trang sức vào cuối năm ngoái; California, Illinois và thành phố Baltimore đã thực thi lệnh cấm này.
Thật không may cho các bậc phụ huynh lo
xa, những quy định mới đối với đồ chơi chưa đuợc áp dụng trong mùa giáng sinh 2007 này. Hầu như tất cả các nhà sản xuất đồ chơi chỉ còn lại vài tuần để giao hàng. Do vậy, TIA gởi đến cho các thành viên của mình một danh
sách các mục cần phải đề phòng để bảo đảm sản phẩm của họ đạt tiêu chuẩn an toàn. Một trong những điều nằm ngay đầu danh sách là phải giám sát kỹ tất cả các nhà cung cấp nào động đến sản phẩm trong qua trình từ nhà máy đi đến kệ hàng. Ðây là điều đã xảy đến với Mattel, sản phẩm của họ bị tăng lượng chì vì người cung cấp sử dụng loại sơn không được kiểm tra. Ðể bịt lại chỗ khuyết này, Mattel bắt đầu kiểm tra tất cả mọi thành phẩm về sơn, nhựa hay tất cả các vật liệu khác có sử dụng. Họ cũng tăng tỉ lệ kiểm tra ngẫu nhiên.
Các công ty khác cũng đang thực hiện nhiều thay đổi và bạn đừng ngạc nhiên khi nghe các mẩu quảng cáo của họ trong
mùa lễ năm nay. Hasbro giảm bớt số nhà cung cấp để bảo đảm quá trình kiểm tra được chặt chẽ hơn và đồng thời họ cũng tăng số lượng điểm kiểm tra. Ðây là một tin tốt lành. DeRagon thuộc phòng xét nghiệm STR
nói: "Ðiện thoại của chúng tôi rung liên tục", họ nhận yêu cầu kiểm tra từ tất cả mọi chi tiết như kiểm tra thiết kế ban đầu cho đến kiểm tra các nhà máy cung cấp.
Vậy cho đến khi luật mới được thông qua, phụ huynh có nên mua đồ chơi từ bất kỳ của hàng nào gần nhà hay không, đặc biệt là khi việc kiểm tra an toàn đã đẩy giá thành đồ chơi Trung Quốc lên cao. Ðồ chơi Hoa Kỳ vẫn còn có một số thành phần nhập khẩu, nhưng các nhà sản xuất đã kiểm tra kỹ càng quá trình lắp ráp và có thể thử nghiệm một cách dễ dàng. John Quelch, giáo sư trường kinh
doanh Harvard nói: "Nếu nhìn chung thì đây là lý do để tin rằng chúng đã an toàn hơn". Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng tất cả các nhà
sản xuất đồ chơi lớn của Trung Hoa đều đang cố gắng để tránh cơn ác mộng bị thu hồi sản phẩm trong mùa lễ. Cuối cùng thì giáng sinh năm nay có thể sẽ là mùa giáng sinh
an toàn nhất từ trước đến nay.
=END=
4- Ðọc Báo Ngoại Quốc
- Tăng viện trợ cho Việt Nam gắn liền với việc phát triển nhân quyền
Patrick Goodenough
(CNSNews.com - 19 tháng 9 năm 2007)
Hoàng Quý phỏng dịch
(VNN)
Các nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam hân hoan đón nhận tin Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua một đạo luật gắn liền các khoản viện trợ phi nhân đạo cho Hà Nội trong tương
lai với các tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền.
Dự luật nhân quyền Việt Nam được thông qua hôm thứ ba với 414 phiếu thuận và ba phiếu chống, dự luật này đem lại số tiền tài trợ hơn 4 triệu USD dành cho các tổ chức hoạt động nhân quyền và ủng hộ cải cách dân chủ phi bạo lực tại Việt Nam - cùng với 10 triệu USD để đối phó với những nỗ lực chặn sóng đài tiếng nói châu Á Tự Do (Radio Free Asia) của chính quyền Việt Nam.
Dự luật cũng đòi hỏi Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ phải có báo cáo thường kỳ về những tiến bộ trong việc cải cách nhân quyền ở Việt Nạm, tổng thống cũng phải xác nhận rằng chính quyền Việt Nam không liên quan gì đến tệ nạn buôn người. Viện trợ nhân đạo không được đề cập trong dự luật này.
Duy Hoang, đại diện đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ, một đảng đối lập hoạt động ngầm tại Việt Nam đã nói với Cybercast News Service như sau: "Quyết định quan trọng này của Quốc Hội chứng tỏ cho Ðảng Cộng Sản Việt Nam thấy rằng họ phải trả giá cho việc vi phạm nhân quyền như hiện nay. Cho dù chính quyền cộng sản Hà Nội có phủ nhận việc bắt giam những người chủ trương ôn hòa, nhưng những lời dối trá này chỉ càng làm lộ rõ bản chất áp bức của họ mà thôi".
Ông Hoàng nói rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hiện đang tập trung công sức để vận động hành lang thượng viện, nhằm biến dự luật này chính thức trở thành đạo luật.
Ðảng Việt Tân được thành lập vào năm 1982, cho biết có thành viên ngay tại Việt Nam và
trong các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.
Dân biểu đảng Cộng Hoà
Chris Smith tại New Jersey, người đề xướng dự luật, hôm thứ ba vừa qua có phát biểu rằng trong những tháng gần đây, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đang trở nên xấu đi, và "Hà Nội vừa thực hiện một làn sóng trấn áp thô bạo mới".
Trong bài phát biểu, Smith
trích dẫn trường hợp của ông Nguyễn Văn Lý, một linh mục công giáo và tù nhân của lương tâm.
Cha Lý bị bắt giữ từ đầu năm nay và đến ngày 30 tháng ba thì bị kết án tám năm tù giam
về tội phát tán các tài liệu chống lại chính
quyền và có liên lạc với các tổ chức hoạt động dân chủ ở nước ngoài. Cha Lý giữ vai trò cố vấn cho một tổ chức dân chủ mới hình thành có tên là Khối 8406 -- tên này được chọn dựa theo ngày thành lập là ngày 8 tháng 4 năm 2006.
Kết quả bỏ phiếu hôm thứ ba có được sau hàng loạt những tiến bộ được xem là bước nhượng bộ của chính quyền cộng sản, như việc bình thường hoá quan hệ thương mại Việt Mỹ ngay trước khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và quyết định của chính
quyền Hoa Kỳ về việc xoá tên Việt nam ra khỏi danh sách các quốc gia "cần quan tâm đặc biệt" CPC vì vi phạm quyền tự do tôn
giáo.
Uỷ ban tự do tôn
giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), một tổ chức độc lập có nhiệm vụ tư vấn cho các cơ quan lập pháp và hành pháp khẩn thiết yêu cầu chính quyền giữ tên Việt Nam lại trong danh sách CPC, để có thể cung cấp các
hình thức khác nhau nhằm chống lại những chính quyền vi phạm quyền lợi người dân, trong đó có cả việc phê chuẩn dự luật.
Trong bài báo cáo của mình, ông Smith cũng nhắc đến đánh giá của USCIRF cho rằng việc xoá tên Việt Nam ra khỏi danh sách đen là một việc làm quá vội vàng.
Ông nói: "theo tôi, việc rút tên
này là một phần của sự nỗ lực, muốn Việt Nam chứng minh rằng nếu họ tham gia tổ chức thương mại thế giới thì họ có thể chuyển biến từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ, nhưng tiếc thay điều này đã không thể xảy ra".
Tổ chức Montagnard, một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ đại diện cho cộng đồng cơ đốc giáo Montagnard chủ yếu sống tại cao
nguyên miền trung Việt Nam, trong tháng này cũng kêu gọi chính
quyền Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC và trích dẫn một số trường hợp bắt bớ và bạo hành.
Thứ sáu vừa qua, đại sứ lưu động phụ trách tự do tôn giáo của Bộ Ngoại Giao John Hanford, đề cập đến Việt Nam như một ví dụ điển hình về sự thành công của nỗ lực mà Hoa Kỳ bỏ ra để đem lại tự do tôn giáo cho một quốc gia khác -- tuy ông cũng ghi nhận rằng tiến trình
này đang "chậm lại".
Hanford nói Bộ Ngoại Giao
tin rằng trong đa số các trường hợp mà các tổ chức bị cấm hoạt động hoặc người đứng đầu bị quản thúc tại gia, đó không phải vì lý do tôn giáo mà vì quan điểm chính trị của những người lãnh đạo được thể hiện công khai. Ông nói: "Dĩ nhiên chúng ta tin rằng họ có quyền làm điều này, nhưng chúng
ta cũng phải tin rằng việc họ bị quản thúc không phải là vì lý do tôn giáo".
Ông Smith đã hai lần đề xuất dự luật tương tự cho Hạ viện, nhưng trong cả hai lần, dự luật không được Thượng viện thông qua. Ông yêu cầu các Thượng Nghị Sĩ quan tâm đến việc "không được để cho các lý do kinh tế hoặc lý do khác trở thành rào cản".
Tháng sáu vừa qua, tổng thống Bush đã đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Nhà Trắng và đã phát biểu: "Nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ bền vững hơn, chúng ta phải cam kết vì nhân quyền, tự do và dân chủ".
Ba dân biểu bỏ phiếu chống lại dự luật của Smith
vào hôm thứ ba vừa qua gồm có các ông Tom Tancredo đại diện cho
Colorado, Ron Paul đại diện cho Texas -- cả hai đều là ứng cử viên đảng Cộng Hòa có giá trong cuộc đua chạy đua vào ghế tổng thống năm 2008 --
và dân biểu Jeff Flake đại diện cho Arizona, cũng là một đảng viên cộng hoà.
=END=
5- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Về thăm nghĩa trang xưa
Phan Tấn Ðạt
Tháng 7, 2007 vừa qua, sau khi Nghĩa trang Biên Hòa tại quận Dĩ An được bàn giao từ bộ đội cho tỉnh Bình Dương, có một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa về thăm nghĩa trang xưa. Ông có chụp được một số hình ảnh mới nhất. Trong số này có hình các ngôi mộ mới đắp đất cũng do người Việt tại hải ngoại trở về âm thầm tảo mộ các chiến sĩ vô danh. Ðặc biệt chụp được tấm hình ngọn kiếm trên Nghĩa Dũng Ðài bị cắt cụt hơn 10 thước làm chòi canh nay đã tháo gỡ trước khi bàn giao. Sau đây là bài ký sự của Phan Tấn Ðạt viết từ Canada. Lời văn phóng khoáng với bút hiệu Ngựa Hoang nhưng hết sức chân thành và không giấu được nét ngậm ngùi. (Giao Chỉ)
Hôm nay tôi xin sơ lược về chuyến đi thăm "Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH" tại Biên Hòa với một số hình ảnh chụp trong ngày hôm đó:
Ngày 9 tháng 7 năm 2007 vào khoảng 08.00 AM, tôi dọ hỏi xe ôm về đường đi "Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH", anh ta bảo có biết, mừng quá. Trước khi đi tôi hỏi:
Anh có nón bảo hộ không?
Anh ta bảo: Không sao đâu! Chú
lên đi.
Không được. Tôi
không sợ tai nạn nhưng luật bắt đi trên quốc lộ phải có nón bảo hộ thì nên làm theo, nếu rủi mà anh bị cảnh sát chận lại giam xe
và bị phạt rất nặng. Ðiều này tôi không muốn xảy ra cho anh.
Anh ta bảo: Ðược, chú lên tui chở về nhà lấy nón.
Vậy là anh ta đưa
về nhà lấy nón. Trong khi lấy nón nghe thấy anh ta hỏi một người bạn xe ôm khác về đường đi, bụng hơi lo, tôi hỏi: Vậy là anh cũng không biết đường đi phải không.
Không sao, bây giờ thì biết rồi, anh ta
bảo.
Ðằng nào thì cũng đã lên xe
anh ta rồi. Suốt 7 năm trong lính tôi chưa một lần ghé thăm Nghĩa Trang này nhưng qua hình ảnh từ vệ tinh thì cũng đã có một khái niệm về vị trí của nó, vì vậy cũng phải đi với anh ta thôi, không lo lắng gì nhiều.
Qua khỏi cầu xa lộ anh ta bắt đầu hỏi đường và chạy rất "lạng quạng"! Mấy người xe ôm này thật lạ, chạy trong thành phố thì anh ta lạng lách như "anh hùng xa lộ" nhưng ra xa
lộ thật thì anh ta lại chạy rất "ngu ngơ". Thấy xe chạy nhiều và nhanh quá khiến anh ta khớp, do đó chuyên môn chạy sát lề. Mỗi khi cần qua mặt thì anh ta lại qua mặt tay phải của người đi trước. Rất nguy hiểm và rất nhiều lần bị người chạy trước gây khó khăn suýt gặp tai nạn. Vậy mà anh lại trách người ta đi ẩu. Tôi bảo: "Anh sai chứ người ta
không sai đâu, không bao giờ qua mặt bên phải của người đi trước cả, lỡ người ta đi sát lề hay quẹo phải là anh bị nguy ngay mà phần lỗi là về anh đó!"
Dọc đường cứ khoảng 10
phút là anh ta lại kèm sát vào người đi trước để hỏi đường. Tóm lại chúng tôi đi mà không biết bao giờ thì sẽ tới, máu giang hồ nổi lên, tui trở thành là người chỉ huy, vì lúc này anh ta bắt đầu than thở:
"Ði kiểu này không biết đường về!?" Tôi an ủi: "Ðừng lo, đang đi trên quốc lộ 1, đã quẹo lần nào đâu mà sợ lạc! Cứ đi đi, tui sẽ chỉ đường về cho, đi được là về được."
Khoảng 9.30 thì đi ngang
qua một chỗ ghé chụp ảnh vì thấy nó quá đặc biệt, nhưng lại quên không hỏi anh ta chỗ này tên là gì. Vài phút sau thì gặp một dãy
quán bên đường bảo anh ta ghé vào để hỏi tiếp. Vào hỏi hai ba quán nhưng không ai biết, anh ta có vẻ nản! Tôi bảo: "Anh đứng đây, để tôi đi hỏi cho, hỏi người lớn tuổi một chút chớ hỏi người cỡ tuổi anh thì ai mà biết!" Ði bộ dọc theo các quán kiếm người lớn tuổi để hỏi, cuối cùng thì cũng có người chỉ là đi thêm 15 phút nữa thì sẽ có một ngõ hẻm rẽ trái vào đó là đúng.
Hai đứa lại lên đường, tôi luôn ngó trái để tìm đường. Lúc này thì anh ta chỉ còn biết cố gắng lái xe
cho an toàn mà thôi. Người chỉ đường là tôi. Thấy được lối rẽ trái là hai đứa quẹo vào, nhưng khi hỏi thì chẳng ai biết cả. Họ chỉ cái nghĩa trang liệt sĩ về phía bên kia đường. Tôi bực mình quá nên nói: "Không tìm nghĩa trang
liệt sĩ, tìm Nghĩa Trang của Quân Ðội VNCH hồi trước 75 đó." Trả lời: "không nghe nói tới."
Nhưng đến đoạn này thì
tôi mơ hồ thấy theo hình trên vệ tinh thì sắp đến rồi, do đó tui mạnh dạn bảo anh ta, "mình đi rà rà phía bên này đường tìm
cái ngả rẽ kế tiếp đi." Rồi cũng có cái ngả rẽ thứ hai, hỏi cũng chẳng ai biết, tức quá sinh liều, tui bảo anh ta: "cứ vào." Anh ta càm ràm: "Ði kiểu này rồi làm sao
biết đường về!" Tôi tức cười quá, vừa cười vừa bảo anh ta: "Nè, anh là người Sài Gòn, tui là người Nha Trang, ở Sài Gòn tui không sợ lạc mà sao anh sợ? Ðường về nơi cái lỗ miệng mình!" Anh ta cũng cười và nói: "Thật sự ra cháu đâu phải sợ lạc, nhưng không ai biết cả thì làm sao đến được!" Tôi bảo: "Mình chạy đã gần 2 tiếng rồi, tuy
không biết chắc chỗ nào, nhưng biết là gần đến nơi rồi, chẳng lẽ mình lại bỏ về sao!? Cứ đi, tôi không để anh thua thiệt đâu." Vậy là hai người lên xe tiến thẳng vào ngỏ rẻ đó, quanh qua quẹo lại một hồi thì đi vào một ngã ba có đồng trống trước mặt! Anh ta ngơ ngác, tui cũng ngơ ngác luôn, vội chỉ cho anh ta đi về ngỏ hướng ra xa lộ vì nghĩ là đi lố rồi.
Tôi ngó quanh để tìm lối ra khác, ô kìa, xa xa, phía bên kia cánh đồng trống, sừng sững trên chân trời là trụ đài của Nghĩa Trang, mừng quá tui vội chỉ cho anh ta thấy: "Ðược rồi! Ði men treo đám đất trống này, hướng ra xa lộ như thế này là đúng, có ngã trái thì rẻ vào, sau đó nếu có ngã
phải thì rẻ ngay, nghĩa trang nằm ở đó đó."
Theo sự chỉ dẫn của tui,
nên khi vừa rẽ trái xong là tìm xem có quán hàng nào bán nhang ghé vào mua ngay, để chắc ăn, vừa mua tui vừa hỏi: đây có phải đường vào Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH trước 75 không? Bà ta bảo: Phải, nhưng bây giờ gọi
là" Nghĩa Trang nhân dân". ! thì ra vậy, hèn
nào tui hỏi mà không ai biết để chỉ, vì nó đã đổi danh xưng không biết từ lúc nào.
Vào đến đầu Nghĩa Trang thì có hai ba người chạy tới hỏi:
"Bác tìm ai, tên gì?"
Tôi hơi bất ngờ, vì thật tình đâu có tìm
ai! Ðành trả lời liều mạng: "Tìm bạn, tên là Nguyễn Tấn Ðạt".
Mấy người đó lại hỏi: "Cấp bực và đơn vị nào?"
Bấn quá hàm hồ nói:
"Bạn từ hồi đi học ngoài đời, sau nghe nó vào lính rồi chết đem về chôn ở đây. Làm
gì biết đơn vị và cấp bực của nó đâu!"
Mấy người đó bảo: "như vậy thì làm sao mà tìm!"
Trả lời: "thì cũng cầu may
thôi, nếu gặp thì tốt, chớ biết đâu bây giờ, mộ bia của nó cũng đã bị thất lạc rồi! Nếu tìm
không ra thì cứ mỗi ngôi mộ tôi đặt một cây nhang cũng đâu có sao, ở đây dù sao cũng toàn bạn bè không hà.
Thấy trả lời
"trớt giót" mấy tay này chán quá, nên một trong số đó vội bảo: "Thôi để cho ổng đi tìm! Kệ ổng!"
Quay lại anh xe ôm tôi nói, Anh ở đây tôi đi vào một mình được rồi, khi nào xong hết nhang rồi tụi mình về. Tôi đi vào trong xa, cho đến khi ngó lại sau lưng không
còn thấy mấy người đó là tui bắt đầu chụp hình.
Thấy phía trước, sau lùm cây có một người đàn bà đang làm cỏ bèn đi đến hỏi:
- Có ai thuê chị làm cỏ ngôi mộ này phải không?
- Dạ.
- Chỉ một ngôi mộ này thôi
phải không?
- Dạ.
Tui móc túi lấy ra
100.000 đồng VN đưa cho chị và bảo:
- Nếu chị chưa thấy mệt thì sau
khi làm xong ngôi mộ này, nhờ chị làm giúp cho những ngôi mộ kế bên luôn nghe, làm được bao
nhiêu là tùy sức của chị thôi nghe, không bắt buộc phải làm quá
sức đâu.
Chị ta bảo:
- Dạ bác nhờ thì con
làm chớ, nhưng bác đừng đưa tiền, mấy người kia họ thấy là họ rầy rà con đó. Tui ngó ra phía sau, thấy không có ai nên vội bảo:
- Không có ai thấy đâu mà, chị cầm lẹ đi, chị đó ngẩng đầu lên nhận tiền. Tôi vội vàng đi chỗ khác và chụp tiếp.
Có một số ngôi mộ mới đắp, chung quanh không có một ngọn cỏ nào, nhưng sao lại sát
nhau quá vậy, không giống như khoảng cách của các ngôi mộ cũ, lòng thắc mắc nhưng không lại xem vì còn rất nhiều mộ cần phải chụp hình...
Thấy chụp như vậy coi như cũng tạm đủ, tìm một chỗ tránh gió, bắt đầu thắp nhang cắm trước các ngôi mộ. Trong lòng đã định trên mỗi ngôi mộ sẽ đặt một cây nhang thôi và đặt cho đến khi nào hết mới về. Nào ngờ ham mua bó nhang thật lớn vì vậy khi
nhang đã cháy đều thì vì có gió nên cho dù có tách ra như thế nào thì
cũng không tắt được ngọn lửa. Phải hướng bó nhang thẳng đứng để tránh sức nóng, nhưng chỉ đặt được khoảng 30 ngôi mộ thì nhang đã cháy hơn một nửa. Vì gió nên sức nóng táp vào bắp tay làm cháy hết lông măng trên tay luôn, không còn cách nào hơn, đành tách
ra nhóm nhỏ và đặt trên một ngôi mộ lòng thầm khấn xin chia cho các người chung quanh. Vội đi tới một khoảng cách
khác và cũng làm như vậy. Phải làm đến trên 5 lần như vậy mới hết bó nhang.
Ðứng ngó quanh lòng buồn vô hạn vì thấy sao mà
tang thương hoang vắng quá thế này. Ðịnh đi lên Vành Khăn Tang chụp thêm vài tấm hình nữa, nhưng chợt thấy hình như có tụi bộ đội thấp thoáng phơi áo quần ở các khung vuông dưới Vành Khăn nên ngần ngừ không biết tính như thế nào, chợt nghe có tiếng xe ôm đến gần, nhìn lại thì anh xe ôm của tôi đến để dục về. Vội quay lại chụp một vài tấm nữa trước khi ra về. Nhưng mới chụp được một tấm thì anh xe ôm đã bảo nhỏ:
- Trời ơi! Chú coi chừng bị thâu máy
hình đó nghe!
Giật mình, vội bỏ máy hình
vào túi quần leo lên xe, "dông". Cuối cùng thì cũng thấy được xa lộ và trực chỉ về Sài Gòn.
Nguyễn Tấn Ðạt (Canada)
=END=
6- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Phá Chợ Xây Trung Tâm Thương Mại
Quốc Hương (Ðảng DCND)
Tôi ít học, nhưng tôi được dạy rằng ở đâu có dân thì phải có chợ, ở các khu dân cư thì có chợ nhỏ còn ở các vị trí trung tâm của thành phố hay thị xã thì có chợ lớn, hay còn gọi là chợ trung tâm. Nhu cầu đi chợ mua sắm của người dân rất lớn, cho nên các chợ mọc lên ở khắp nơi, đặc biệt là ở những vùng đang đô thị hoá tự phát rất thiếu chợ và các dịch vụ, bất cứ đâu có nhu cầu là có chợ, vì vậy chợ cóc cũng mọc lên tự phát theo nhu cầu của người dân. Chả phải các chuyên gia về quy hoạch xây dựng, các chuyên gia kinh tế-xã hội và các
nhà quản lý đã nghĩ nhiều đến vấn đề này hay sao, trong khi họ nghĩ về những viễn cảnh tương
lai thì cuộc sống hiện tại của họ vẫn gắn liền với chợ, vậy mà họ đã nghĩ ra một việc làm: "Hãy phá bỏ các chợ trung tâm của thủ đô Hà Nội, kể cả các ngôi chợ có giá trị văn hoá lịch sử lâu đời, để rồi xây dựng nên các trung tâm thương mại hiện đại, đó là các công trình đa chức năng gồm cả siêu thị và văn phòng cho thuê, nó sẽ góp phần tạo nên bộ mặt của thủ đô trong thế kỷ 21, vừa văn minh hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc."
Tôi hiểu rằng nếu phá đi các chợ có giá
trị văn hoá lịch sử để xây các toà nhà trung tâm thương mại hiện đại thì không thể gọi là giữ gìn bản sắc văn hoá được, hơn nữa những người mua và người bán thường xuyên ở các chợ đó cũng không thể chuyển từ chợ vào trung tâm thương mại được; về vấn đề này, tuy với vốn kiến thức ít ỏi, tôi vẫn xin được mạo phép bàn luận với các chuyên gia,
xem đúng sai thế nào.
Thứ nhất các toà nhà trung
tâm thương mại phải đặt ở các vị trí trung tâm, cùng với nó là các công trình phục vụ văn hoá, dịch vụ và các
công trình công cộng khác, các toà trung tâm thương mại mọc lên giữa các khu đô thị mới sẽ tạo nên cảnh quan đô thị hiện đại văn minh. Ðối với vị trí các chợ trung tâm mà đa phần nằm trong các khu phố cổ ở Hà Nội, đây không phải là vị trí thích hợp để xây dựng các toà trung tâm thương mại, điều này thật dễ để nhận biết, không phải chỉ vì người dân đã quá quen với việc đi chợ mà còn vì trong quy hoạch xây dựng không
ai lại đặt một công trình "hiện đại văn minh" như thế vào một nơi có giá trị "văn hoá lịch sử" của thành
phố.
Thứ hai, ở đây là vấn đề bản sắc văn hoá, nếu như việc phá chợ xây trung tâm thương mại xảy ra, thì nét văn hoá đi chợ sẽ dần biến mất, đây là biến mất một cách cưỡng bức, vì thực tế đa phần người dân Việt Nam chưa thể thích ứng ngay với nếp sinh hoạt như các nước phát triển, ở các nước này mức thu nhập của người dân cao hơn gấp nhiều lần của ta. Nhiều người đã nghĩ đến việc "văn hoá chợ cóc" sẽ có cơ hội phát triển và dần trở thành nét văn hoá đặc trưng của người Việt Nam, trước đây nó chỉ là các hiện tượng lẻ tẻ phân tán, thì nay sẽ trở thành có hệ thống và phổ biến. Không
biết lúc đó bộ mặt của thủ đô sẽ sao? Các bạn hãy thử cố gắng tưởng tượng xem nhé.
Tiếp theo, tôi muốn nói đến ảnh hưởng của việc phá chợ xây trung tâm thương mại đến vấn đề dân sinh. Các bạn đã biết đến nguyên tắc Tam Dân: Dân sinh, dân chủ và dân
quyền, đấy là ba nguyên tắc cơ bản nhất của cuộc cách mạng nhằm xoá bỏ nền quân chủ tiến tới nền cộng hoà, và xa hơn là tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, trong đó nguyên tắc dân sinh được coi là quan trọng nhất. Dân sinh, hiểu đơn giản là việc mưu sinh của dân, nghĩa là việc sinh sống và tồn tại, để sống họ cần có công việc. Nhà nước ta là nhà nước vì dân, nghĩa là "bao nhiêu lợi ích đều vì dân", trong đó lợi ích cơ bản nhất của dân là cần nhà nước cho một công việc để sinh sống. Tôi ít học nhưng cũng hiểu được điều này, vậy những người có học thì có hiểu được không? Khi mà họ phá một chợ trung tâm, nghĩa là bao nhiêu con người kinh doanh nhỏ mất công việc, thay
vào đó là xây một trung tâm thương mại vốn chỉ dành cho
các doanh nghiệp lớn vào đó kinh doanh. Chưa nói đến việc các trung tâm thương mại còn là nơi để "Hàng Ngoại thống trị hàng Việt", chỉ một vài doanh nghiệp Việt Nam có tên tuổi là đứng vững được ở đây, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sao, họ cũng bị mất công việc. Vậy ai sẽ đứng ra nhận trách nhiệm về việc này, chính quyền coi trọng vấn đề "dân sinh" hay ưu tiên "quan sinh", và
người được lợi nhiều nhất khi phá chợ xây trung tâm thương mại là ai, là người dân hay là các quan chức? Các câu hỏi này xin được dành cho những người có học.
Tôi chỉ xin mạn phép
bàn luận các vấn đề nêu trên, vì ít học nên tôi không dám đưa ra giải pháp, bởi lẽ người ít học mà đưa ra giải pháp thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Xin được dành phần nghiên cứu giải pháp cho những người có học. Hi vọng rằng họ vì lợi ích của dân mà làm việc, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Sài Gòn, ngày 19-9-2007
=END=
7- Tin Tức Quốc Nội
- Thượng Tá Hồi Hưu Nguyễn Kiến Quốc Tố Cáo Tổng Biên Tập Báo ANTÐ
Nguyễn Kiến Quốc
ÐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: - Ð/c Cục trưởng Cục XDLL CAND - Bộ Công an.
Trong thời gian vừa qua
toàn thể cán bộ chiến sĩ trong ngành chúng ta đang nỗ lực hết mình vì
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện nghiêm chỉnh mọi nghị quyết TW Ðảng nhằm phát huy hơn nữa, đưa các chính sách của toàn Ðảng, toàn lực lượng vào việc thực thi, đưa các văn kiện đại hội X vào thực tiễn cuộc sống, thực hiện ước nguyện toàn dân để xây dựng đất nước Việt nam XHCN theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Với niềm trăn trở, mong ước lực lượng công an nhân dân chúng ta luôn luôn là lực lượng trong sạch vững mạnh và toàn diện, góp phần là mũi nhọn tiên phong trong việc bảo vệ Ðảng, Nhà nước và nhân dân, với tinh thần người lính thực hiện tốt 6 điều Bác dạy, tôi Nguyễn Kiến Quốc, thượng tá, năm nay 68 tuổi hiện trú tại Tập thể cục A23, Xuân La-Tây Hồ-Hà nội, đã về hưu, thiết tha
mong gửi đến đ/c những sự việc mà tôi đã từng nhận biết, mục sở thị và chắt lọc được qua các đ/c đã từng chia lửa với nhau trong chiến đấu cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tôi đã từng nhiều lần họp công
tác với anh Ðào Lê Bình, nay là Tổng biên tập báo
ANTÐ cũng như tiếp xúc nhiều với anh trong các công việc chung, hay những việc ngoài
xã hội do quan hệ từ các anh em bạn hữu. Theo tôi, anh Bình có rất nhiều sai phạm và khuất tất cả về tư tưởng chính trị, nghiệp vụ công tác và bản lĩnh người lãnh đạo. Anh Bình là một lãnh đạo cậy quyền cậy thế, ức hiếp cán bộ cấp dưới, và tư tưởng tác phong không đàng hoàng, luôn nhờ cậy uy của anh Phạm Chuyên để làm càn, đưa người nhà vào thao túng những vị trí quan
trọng trong chuyên môn và nhiều khi lợi dụng cương
vị sẵn có để trục lợi cá nhân, anh Bình có nhà hàng Bầu bạn, là nơi ăn chơi trụy lạc cho những quan hệ ngoài xã
hội. Tại đây, anh cho xây dựng phòng hát Karaoke và múa cột thép cùng những tiếp viên dược chọn lọc, sành sỏi và lấy danh nghĩa góp vốn với một vài anh em khác trong và ngoài ngành nhưng lại do em rể của anh
Bình là một vận động viên công huân người Nga, quê Beslan điều hành. Tại nơi đây, những anh em
trong ngành, các diễn viên đoàn nghệ thuật và ngay cả anh Phạm Chuyên cũng đều đến như là người nhà, có quyền điều hành, bố trí hội họp. Tuy rằng người em rể của anh Bình nói rằng vì chán chường quê hương Beslan không an toàn, nguyên do tại nơi đó năm 2004 đã xẩy ra việc khủng bố gây chết 300 em
nhỏ khi khai giảng năm học mới, nhưng với bề dày công tác chả lẽ anh Bình không biết nguyên do chính của việc một công
dân Nga, được đào tạo trong KGB lại dễ dàng sang Việt Nam ta, cưới em gái của một cốt cán
trong ngành an ninh và tự nguyện làm đầu bếp nhà hàng với các món nướng dân tộc Nga, chưa kể người em rể này lại có đến ba Hộ chiếu từ SNG, Ossetia và Nga.
Năm 2005, khi trên lệnh cho
công an Hà nội phải chuẩn bị một chương trình chào mừng thành lập ngành, thì với quan hệ thân mật với các diễn viên của đoàn kịch công an Hà nội và anh Tuấn Hải - đoàn chuyên nghiệp, với tư cách chủ nhiệm công trình của "Bản Danh sách điệp viên", anh Bình đã nhiều lần vận động cho anh Hải đến các đơn vị của cục V26 gặp gỡ các tù nhân để nhuần nghiệp vụ, nhưng sau đó chính anh Tuấn Hải đã bô bô lên rằng mình gặp gỡ nhiều tù nhân chính trị trên trang Blog của anh ta, như vậy là vô tình tiết lộ bí mật và khẳng định nước ta có tù nhân chính trị để các thế lực phản động thù địch có cớ gây khó khăn trên mặt trận ngoại giao.Chưa kể Tuấn Hải đã liệt kê chi tiết những gì thấy và nhận biết khi gặp gỡ các đối tượng chống đảng, như liệt kê đối tượng Hoàng Minh Chính khi vào tù cương quyết để râu tóc dài nhằm phản đối chế độ giam giữ nhưng do vận động của một giảng viên khoa tâm lý C500 nên đã tự giác chấp hành,
việc này Tuấn Hải cũng đã copy cho nhiều người xem tập báo cáo này.
Anh Bình cũng có nhiều quan hệ khuất tất với Tổng cục II-
BQP, thỉnh thoảng lại đến 52 Trường Chinh gặp gỡ chớp nhoáng rồi ra về, khi anh Bình sang Nam phi dự cuộc họp các nhà
báo cho WorldCup thì thời gian rảnh hay kết bè với một anh tùy viên quân sự của ta ở đó, và cũng hai lần cơ quan chức trách của nước bạn phải mời vào phòng cách ly để khám xét việc đưa
trái phép các sản phẩm cấm theo yêu cầu của CITES, WWF và GIA, do có những hành lý đáng ngờ và hiện nay các
cơ quan chuyên trách sở tại vẫn chưa cho
phép anh Bình và một số thành viên trở lại lần nữa. Bên cạnh những công việc chuyên môn khi sang công tác thì có đến năm lần anh
Bình đến các địa điểm khác nhau để gặp những người bạn quen từ Pháp, mà có lần bên TC2 hỏi thì anh nói trớ là mấy chục năm mới gặp do có quan hệ từ ngày anh là trợ lý quay phim thời chống Mỹ. Những việc trên đề nghị Ð/c tổng cục trưởng xem xét và công bố kết qủa cho các đơn vị như các cục phản gián, chống gián điệp được biết. Tôi cũng nhớ rằng khi anh Phạm Tâm Long đi nước ngoài thì con trai anh đã bị bắt vì dính
dáng đến chuyên án ma túy và một anh con trai khác của anh
Long cũng bị xét nét khi được lãnh đạo đề bạt làm hiệu trưởng trường tình báo, việc này chắc anh Bình biết rõ hơn ai hết vì anh Bình cũng là đệ tử thân tín của anh Phạm Chuyên.
Anh Bình trong công việc thì độc đoán nhưng phép sửa mình thì lờ đi, không tuân theo điều lệnh cũng như quy phạm pháp luật, anh là
con nghiện thuốc, hút ngay cả khi có biển cấm, và trong trụ sở làm việc thì có hẳn một ban thờ nguy nga như những ban thờ của các đối tượng lên đồng, mê tín dị đoan, lừa đảo... mà chính ANTÐ đã nhiều lần phản ánh qua các chuyên
trang, việc này vi phạm cả chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Theo anh PTL thì anh Bình có con dị bào với một phụ nữ đã có chồng và hiện nay
cháu A.H đang học tại học viện cảnh sát, Cổ nhuế. Việc cấp chế độ thương, bệnh binh cho anh Bình cũng có nhiều khuất tất bởi lý do
nguyên nhân thương tật và vị trí vai trò hồi anh bị thương chưa rõ, chưa có biên chế trong ngành và đã cách đây hàng mấy chục năm rồi.
Các chuyến công tác của anh
Bình sang nước bạn Lào cũng mang lại cho anh nhiều thu nhập, trong khi nước bạn đang nghèo khó và với sự quan tâm của Ðảng và chính phủ ta, người dân ta đã chắt chiu để giúp đỡ nước bạn xây dựng một trung tâm báo chí xứng tầm thì khi
sang đó anh Bình đã nhận vô vàn quà cáp và kể cả lợi dụng chính sách miễn thuế để đem về hàng chục xe máy, thu lợi bất chính. Những công vụ khác, khi đi thăm các đoàn thể nước ngoài anh Bình thường áp đặt các doanh nghiệp trong nước phải đưa hàng làm mẫu sang để lưu niệm nhưng chính anh lại đem các hàng biếu tặng của đối tác về làm của riêng, ngay cả hai dàn máy tính mà anh em ANTÐ quyên góp bằng tiền lương đem tặng thì anh cũng đổi lấy rất nhiều quà cáp khác. Nhà riêng anh Bình, 93 Quán Thánh, hiện nay là
trụ sở của công ty May 10 - nơi anh có cổ phần chi phối, chuyên
xuất khẩu với những hạn ngạch bất ngờ, điện thoại trụ sở này do anh đứng tên nhưng bên May 10 chịu toàn bộ phí tổn, anh cũng đã từng có quan hệ với công ty K.T bán máy may công nghiệp và kiêm chuyên lừa đảo của một đôi vợ chồng quốc tịch Úc, họ có cả sân quần vợt ở Hà nội và cũng là đối tượng lừa Seaprodex HN trong các thương vụ ủy thác nhập khẩu với chiêu
bài đặt cọc L/c mua hàng giá đắt để chuyển tiền của nhà nước sang nước ngoài. Chính công ty này đã có lần kết hợp với May 10 để gia công quần áo cho tù nhân bên Mỹ, nhưng thương vụ bất thành.
Với những vấn đề nổi cộm nêu trên, đề nghị đ/c Tổng cục trưởng trên cượng vị của mình, làm sáng tỏ, chi tiết để loại trừ một "hạt nhân" chưa đủ tư cách trong cuộc chạy đua vào ghế phó tổng cục hiện nay, nếu thấy cần thiết đ/c liên hệ với tôi theo địa chỉ nêu trên. Chúc đ/c mạnh, giỏi.
2/9/2007
Người tố cáo,
Nguyễn Kiến Quốc.
=END=
8- Tin Tức Quốc Nội
- Tâm Thư Ðại Diện GHPGVNTN Tỉnh An Giang Về Việc: Nhà Sư kháng kiện đòi chùa, chia sẽ cùng dân oan khiếu kiện đòi nhà
GIÁO HộI PH
T GIÁO VIỆT NAM
THỐNG NHẤT
BAN ÐẠI DIỆN PHẬT GIÁO TỈNH AN GIANG
PL.2551-DL. 2007 - số 01-2007/TT/BDD/CDD
Sài Gòn, ngày 08-09-2007
TÂM THƯ
V/v Nhà Sư kháng kiện đòi chùa, chia sẻ cùng dân oan khiếu kiện đòi nhà
Kính bạch Chư tôn đức Tăng Ni,
Kính thư quí Phật tử cùng đồng bào dân oan cả nước..
Kính thưa quí vị
Tôi là Thượng toạ Thích Chơn Tâm, Chánh Ðại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) tỉnh An Giang, kính đến quí vị Tâm Thư bày tỏ đôi điều về một nhà nước bế tắt trước vấn nạn Dân oan ngày ngay.
GHPGVNTN cứu trợ dân oan trong tháng 08-2007 vừa qua, đây là việc làm Từ bi tế độ của nhà Phật, thấy đồng bào khốn khổ phải dang tay cứu giúp. Thế nhưng nhà nước đã mở chiến dịch qui mô, vận dụng cả guồng máy truyền thông gồm: truyền hình, truyền thanh, báo, đài vào cuộc để bôi nhọ, mạ lỵ, vu cáo GHPGVNTN chúng tôi bằng lời lẻ xúc phạm tôn giáo nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hơn nữa là nhà nước đã bôi nhọ nhân phẩm hàng lãnh đạo GHPGVNTN với những bằng chứng vu vơ, ấu trĩ, đi ngược lại điều 69, 71, 72 Hiến pháp nước CHXHCNVN về quyền tự do lập hội, quyền dân sự và quyền tự do bày tỏ, phát biểu ý kiến. Việc làm trên đây của nhà nước đã gây phẩn nộ trước dư luận trong và ngoài nước, tạo nên bộ mặt XHCNVN trước cộng đồng thế giới vốn đã lấm lem, nay lại loang lỗ thật vô cùng tồi tệ.
Hơn 30 năm qua (1975-2007) GHPGVNTN đã có biết bao Văn Thư trình bày đến nhà nước về Pháp nạn Xã hội chủ nghĩa (XHCN) do nhà nước gây nên cho Phật giáo từ việc chiếm dụng trái phép giáo sản Giáo hội từ Quảng Trị đến Cà Mau mà điển hình là chiếm dụng Việt Nam Quốc Tự (đường 3 tháng 2, Q. 10, sài gòn) và
Trụ sở Tổng vụ Thanh niên (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3, Sài gòn).
GHPGVNTN đã có Kiến Nghị, Kháng Thư, Tâm Thư gởi đến các cấp nhà nước từ TW đến địa phương, Văn Thư GH kháng cáo chính quyền chất cao hơn cả tháp EfFe của Pháp. Thế nhưng, nhà nước XHCNVN chẳng những không giải quyết khiếu kiện của GHPGVNTN mà trái lại còn đặt thành viên chúng tôi ra ngoài
vòng pháp luật nữa, nỗi oan khuất hơn 30 năm nay mà chưa được giải quyết.
Bên cạnh đó,
Hệ quả tang thương do Cơ Chế XHCNVN sai lầm đã gây nên cho dân tộc Việt Nam qua chính sách ruộng đất bất cập, giải quyết đền bù nhà, đất chưa thoả đáng đã đưa đến Hội Chứng dân oan ngày nay, thảm cảnh dân oan không nhà, lang thang
hè phố trong cảnh màn trời chiếu đất kéo dài từ hàng chục năm qua mà Ông nhà nước chằng đoái hoài gì đến đám dân đen lầm than cơ cực, đói rách cơ hàn, lâm cảnh đường cùng mà chẳng biết kêu cứu cùng ai.
Chạnh mối Từ Tâm, không thể nghe tiếng kêu thương mà không cứu. Cho nên GHPGVNTN chúng tôi,
Hoà thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hoá Ðạo chẳng quản cuộc sống đang trong vòng quản chế, tù đày XHCNVN, Ngài đã đến với đồng bao dân oan khiếu kiện tại Sài gòn cũng như chỉ đạo cho Thành viên Giáo hội tiếp xúc dân oan Hà Nội, đến với dân oan cả 2 miền nam Bắc. Bởi vì nỗi Oan ức của đồng bào mất đất, mất nhà cũng chính là thảm cảnh GHPGVNTN
bị mất cơ sở, giáo sản từ hơn 30 năm qua. Ðồng cảnh tương lân, cùng chia sẻ với đồng bào chút quà nhỏ gọi là "đồng cam cộng khổ" trong tinh thần Ðạo pháp Dân tộc. Thế nhưng GHPGVNTN chúng tôi bị nhà nước vu vạ, theo kiểu "gấp lửa bỏ tay người".
Hội chứng dân oan đã kéo dài từ hàng chục năm nay rồi, do từ cơ chế ruộng đất bất cập để đi đến bế tắt. Cho nên giải quyết sự việc là phải thay đổi Cơ Chế đất đai, đó chính là căn nguyên cùa vấn nạn dân oan ngày nay. Cơ Chế làm ra sản phẩm, một khi sản phảm (hiện tượng dân oan) bệnh hoạn thì phải thay đổi cơ chế, đó là lẽ tất yếu; Cũng thế, một khi cổ xe trì trệ không chạy được tốt thì phải đánh vào con ngựa kéo xe (cơ chế) chứ không phải đánh vào thùng xe (sửa sai).
Về bản thân, tôi, cũng là nạn nhân XHCNVN trong đoàn người dân oan khiếu kiện, bởi vì Chùa Tây Huê, Phường núi Sam, Thị xã Châu Ðốc, tỉnh An giang, do tôi trú trì đã bị nhà nước ngang nhiên chiếm dụng trái phép từ 2 năm qua, nay tôi phải lang thang sống nhờ, ở tạm trong cảnh không nhà. Ðồng bao là dân oan khiếu kiện đòi nhà thì tôi đây cũng là nhà Sư kháng kiện đòi chùa, thế mà có được giải quyết gì đâu, ông nhà nước ơi!
Nhà tu hành thì chỉ mong có am tranh, mái lá che mưa, tránh nắng để sớm kệ, chiều kinh. Thế mà cơ chế XHCNVN đã cướp chùa Sư Tăng, cướp đất dân oan thì tôi cũng xin bày tỏ cùng đồng bào dân oan cả nước: Bao giờ XHCNVN đổi đời thì Ðạo Pháp-Dân Tộc mới qua được nạn kiếp, nạn tai nầy.
Gói trọn tấm lòng người con Phật xin chia sẻ cùng đồng bao dân oan cả nước.
GHPGVNTN
Chánh Ðại Diện Phật giáo tỉnh An Giang
(Ðã ký)
Thượng toạ Thích Chơn Tâm
=END=
9- Câu Chuyện Việt Nam
- Ba ve vô một hũ!
Nguyễn thanh Ty
"Ba ve vô một hũ" là cách nói nôm na mách qué của người bình dân khi gom ba, bốn việc lại thành một việc cho gọn, tránh bớt nhiêu khê, rườm rà. Nhất là đỡ tốn kém.
Ví dụ như chuyện cưới xin. Thay vì, theo tục lệ phải có, gồm ba lễ là: Lễ chạm ngỏ, lễ hỏi và lễ cưới thì người dân nghèo phía đàng trai xin đàng gái "thông cảm hoàn cảnh" cho phép được "ba ve vô một hũ".
Nghĩa là vừa chạm, vừa hỏi, vừa cưới gom chung luôn trong một lễ.
Dĩ nhiên, bạn nghèo với nhau, đàng gái sẽ "ô kê" dễ dàng với lý do: "Càng rình rang bao
nhiêu thì đôi trẻ sau này sẽ khổ bấy nhiêu. Chúng phải còng lưng làm việc nhiều năm để trả nợ ".
Tuy nhiên có những việc không thể nào "xập xí xập ngầu" cho "ba ve vô một hũ" như người dân nghèo được.
Nếu cứ nhắm mắt làm càn thì e rằng sẽ "mất ổn định chính trị".
Như chuyện phân quyền trong một quốc gia "dân chủ" và "có chủ quyền" như nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa của ta chẳng hạn.
Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp bắt buộc phải độc lập với nhau, chứ không thể vì "thông cảm hoàn cảnh" mà nhập vô làm một được.
Nói theo kiểu hô khẩu hiệu của Nhà nước XHCN ta, thì chuyện phân quyền nhất định là "một thực thể không thể nào đảo ngược được"!
Ai cũng biết rằng:
Lập pháp nằm ở Quốc hội, cơ quan làm
ra luật.
Hành pháp nằm ở Bộ Công An,
cơ quan thi hành pháp luật.
Tư pháp nằm ở Tòa án,
cơ quan xét xử những ai phạm luật.
Ấy vậy mà, không biết do
"cái nguồn cơn" nào khiến cho Nhà nước ta lại thích chơi cái trò "bình dân học vụ" của đám dân
ngu khu đen là "xập xí xập ngầu" gom ba cái quyền trên "vô chung một hũ"
không cần ý kiến, ý cò gì của ai cả.
Quốc hội Việt Nam
khóa 12 trong phiên họp hôm thứ Tư 25/7/2007 đã chấp thuận cho ông Trương hòa Bình lãnh nhận chức vụ Chánh Án
Tòa án Nhân dân Tối cao "một cách chóng vánh, qua loa, không một đại biểu quốc hội nào được chất vấn, được hỏi và người ta cũng không phỏng vấn gì vị chánh án tòa án tối cao này". (Bùi Tín trả lời RFA)
Tại sao việc Quốc hội "ô
kê sa lem" cho ông Trương hoà Bình nhận lãnh chức vụ trên đã làm cho dư luận trong nước "băn khoăn"?
Cái "băn khoăn" họ nêu lên
là:
- Cán cân công lý được làm bằng dùi cui!
hoặc
- Bàn tay chuyên cầm dùi cui
nay được giao chiếc cân công lý!
Vậy ông Trương
hòa Bình là ai mà dư luận lại có cái "băn khoăn ấy?
Theo đơn tố cáo của một số thẩm phán,
cán bộ Tòa án Nhân dân Tối cao gửi đến các ông lãnh đạo cao nhất nước như Mạnh, Triết, Dũng, Trọng và Chi thì ông Trương hòa Bình: (trích)
"Nguyên là Thứ trưởng bộ Công An, trong tờ khai lý lịch, ghi là trình độ kỹ sư, thạc sĩ luật nhưng không hề có thời gian nào học cử nhân luật. Xét theo qui định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, muốn có học vị thạc sĩ thì phải học, có bằng cử nhân luật chính qui, không thể dùng bằng cử nhân hệ tại chức và càng không thể từ kỹ sư học thành thạc sĩ luật được.
Ðiều trớ trêu là đ/c Trương
hòa Bình khi ở Bộ Công an phụ trách công tác xây dựng lực lượng và cũng đã nhiều lần tuyên bố đấu tranh với tiêu cực trong công tác giáo dục, đào tạo, tệ nạn sử dụng bằng giả trong
ngành Công an!
Một điều đáng chú ý
nữa được thể hiện rõ ràng trong lý lịch của đ/c Bình
là đ/c Bình luôn chuyển công tác và mỗi lần chuyển là đảm nhiệm chức vụ cao hơn. Từ Phó cục trưởng, sang làm Phó Giám đốc Công an TP. Sài
Gòn, rồi Viện trưởng Viện kiểm sát TP. Sài Gòn, lại quay về Công an
làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng, Thứ trưởng và nay là Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Mỗi chức vụ Ð/c Bình đảm nhiệm trong một thời gian khá ngắn chưa đầy hai năm...
... Ðiều đó có nghĩa đ/c Bình
không hiểu sâu bất cứ lĩnh vực gì mà đồng chí đã từng làm, công an không giỏi, kiểm sát chưa hay,
còn tòa án thì..."
Ðơn tố cáo của mấy ông thẩm phán
còn kể ra nhiều cái "ưu việt" của ông Bình như từ thiếu tướng lên trung tướng chỉ có một năm khiến cho các tướng Nguyễn chí Thanh, Lê trọng Tấn, Hoàng văn Thái, Phùng thế tài, Chu huy Mân phải ngả mũ chào
thua.
Ðơn tố cáo còn đặt vấn đề "nói không với tiêu cực" với ông Nhân và ông Triết:
"Nhiều lần đ/c chủ tịch nước đã khẳng định điều này khi họp với ngành Tòa án và tỏ ý sẽ quyết tâm đẩy mạnh tốc độ cải cách tư pháp trong kỳ này. Nhưng liệu việc nói không với tiêu cực trong giáo dục của Chính
phủ và đẩy mạnh cải cách tư pháp của chủ tịch nước có thực hiện được không khi mà người đứng đầu ngành Tòa án vẫn đang sử dụng bằng giả.
... Tất cả các câu hỏi và điều băn khoăn, trăn trở nói trên
xin được gửi đến đ/c Tổng bí thư, đ/c chủ tịch nước, đ/c Thủ tướng Chính phủ, đ/c chủ tịch Quốc hội, đ/c chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương giải đáp".
Mấy ông thẩm phán
này hoặc là ngờ nghệch hoặc là "ghen ăn ghét ở" với người tài đức như ông Bình mới bày đặt bới bèo ra bọ để "khiếu kiện" gây khó khăn trong việc chọn người tài giỏi của Ðảng ta rồi.
Ắt hẵn lại
"nhận tiền" của "bọn phản động nước ngoài" và bị chúng lợi dụng xúi dục.
Một cái đơn
tố cáo của mấy ông thẩm phán ngớ ngẩn chưa ăn thua gì.
Thêm một cái nữa của ông Bùi
Xuân Sinh gửi cho Bộ Công An ngày 5/10/06. Ông Sinh viết, trích:
"Tôi là Thượng tá Bùi xuân Sinh, hiện đang công tác tại Công an
TP. Sài Gòn. Với 54 tuổi đời, 35 tuổi ngành, cả cuộc đời tôi giành trọn cho Ðảng, cho Ngành và không phải hổ thẹn...
Về ông Trương
Hòa Bình
thì tôi khẳng định là người tài ít, cơ hội nhiều. Dựa vào hai ông trùm Maphia chính trị Bùi Quốc Huy,
Nguyễn Khánh Toàn mà đường quan lộ của ông Bình lên như diều gặp gió...
...Ðiều đáng ngạc nhiên
là ông Trương Hòa Bình luôn khoe là thạc sĩ luật, nhưng tất cả mọi người từng công tác với ông Bình ở A.25, Công an TP. Sài Gòn, Viện kiểm sát TP.
Sài Gòn đều khẳng định ông Bình chưa bao giờ học một trường Ðại học chuyên khoa ngành luật nào cả...
Hai cái đơn cũng vẫn chưa đủ "nặng ký" để gióng lên tiếng chuông "băn khoăn" làm cho Ðảng ta "băn khoăn" về sự đề cử.
Thêm một cái đơn
tố cáo thứ ba nữa xem có "ép phê" làm cho Ðảng ta có
khả năng phản tỉnh "xét lại" cái "đỉnh cao trí tuệ" của mình không?
Ðơn tố cáo của Thượng tá Nguyễn văn Ðô, Tổng cục 3, Bộ Công an. Ông Ðô viết, trích:
"...Người tôi muốn nói
chính là ông Trương Hòa Bình, Thứ trưởng Bộ Công an. Cho đến giờ, có không ít cán bộ công an vẫn đang thắc mắc không
hiểu vì sao đường thăng tiến của ông Bình lại có thể nhanh như vậy...Ông Bình bắt đầu thoái hóa và biến chất khi trở thành "trợ lý" đắc lực cho ông Bùi Quốc Huy (nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, đã bị xử lý trong vụ Năm Cam), khi đó ông Bình là Cục phó A.25. Chính ông Bùi Quốc Huy đã "đạo diễn" đưa ông Bình về làm Phó giám đốc Công an TP. Sài Gòn nhằm thao túng toàn bộ hoạt động của Công an TP. Sài Gòn. Không biết có phải gần mực thì đen không,
nhưng đã có rất nhiều vụ án đã bị làm "chìm xuồng" bỏ lọt tội phạm...
Ba cái đơn tố cáo vẫn không ăn thua gì
với Ðảng ta.
Mặc ai nói ngả nói
nghiêng, Ðảng ta vẫn cứ vững như kiềng ba chân. Chó sủa mặc chó, đường ta, ta cứ đi...
Cứ như theo lời tố cáo của
"những kẻ bị bọn xấu xúi dục" thì việc Ðảng và Nhà nước đưa một tướng Công an chuyên cầm dùi cui chuyên chính lên làm
Chánh án Tòa án Tối cao là sai à?
Ai có thể sai chứ Ðảng ta là
"đỉnh cao trí tuệ loài người" thì không thể sai được!
Cả một Bộ chính trị gồm mười mấy cái đầu vĩ đại, suy nghĩ, bàn bạc, sói cả đầu, bạc cả tóc, mới có thể cử ra được một người có đủ tài và đức như ông Bình, một vưu vật khó tìm trong thời buổi này, để cầm cân nẩy mực cho thiên hạ đâu phải chuyện dễ, để giỡn chơi đâu?
Ta hãy nghe ông Nguyễn văn Hiện, Chánh
án Toà án Tối cao vừa mới bị thay thế, tại phiên họp Quốc hội giữa năm 2006, được chiếu trên truyền hình, than thở:
"... Trong thời gian vừa qua,
ngành Tòa án tỏ ra bất cập, nạn tham nhũng và tiêu cực đã làm cho số tội phạm tăng vọt, việc xử án chậm chạp, cán cân công lý nghiêng ngả. Ngành Tòa án khủng hoảng to, số quan tòa
quá yếu lại rất thiếu đã phải "vơ vét" từ thư ký đến lái xe trong ngành để đào tạo gấp thành
thẩm phán..."
Rõ chưa nào! Thẩm phán
tòa án mà phải tận dụng cả cánh lái xe và thư ký để đào tạo lên ngồi ghế Bao Công thì đủ biết cái ưu việt của Ðảng ta cất cánh và bơi ra biển lớn như thế nào rồi!
Thật ra thì mấy ông này
chỉ là lo bò trắng răng mà thôi.
Trong thời gian phát động phong trào đấu tố để "cải cách ruộng đất" đã có biết bao nhiêu cái gọi là "Tòa án nhân dân" được dựng lên cấp tốc giữa đồng để xử bọn "trí, phú, địa hào", mấy ông Quan tòa đâu cần ai đào tạo cũng vẫn có thể ngồi ghế Chánh án tuyên án xử tử tội nhân được cơ mà. Mà tội nhân bị xử quyết đâu phải một hay hai. Số bị án tử lên đến vài ba trăm ngàn người. Nào có thấy ai kêu oan, kêu ức gì đâu?
Nói đúng ra, thì từ ấy đến nay, cái chức Quan tòa chỉ đặt ra cho vui thôi vì cái án xử nặng hay nhẹ tất tần tật đều do Ðảng bên trên chỉ đạo cả. Các con bù nhìn Chánh án chỉ khoác áo quan tòa ngồi đọc cái giấy Ðảng đã ghi sẵn mà thôi.
Như cái vụ xử con Bùi
tiến Dũng, con bạc triệu đô, mới đây là một ví dụ điển hình. Lúc đầu Tòa đề nghị án tù là 26 năm. Ðến lúc tuyên án, mở giấy ra đọc thì chỉ còn có 13 năm. Chính ông Chánh án đọc giấy cũng há hốc mồm ra ngạc nhiên
vì sợ đọc nhầm con số. Nhưng có con dấu đỏ lòm của Ðảng đứng bên cạnh thì rõ ràng đúng là con số 13.
Bàn dân thiên hạ đều bưng mũi cười thầm vì đã biết rõ bản án dành cho "đồng chí" họ Bùi chỉ là đòn giơ cao đánh khẽ của Ðảng mà
thôi.
Nhưng ngớ ngẩn nhất là cái
nhà ông Bùi Tín, hay là ông chỉ giả vờ như ông Việt Thường bên Anh quốc vẫn tố cáo là phản tỉnh cuội!
Ông đại tá Bùi Tín, Phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân đã có nhiều năm đắp chăn CS, đã biết trong tỏng chăn có bao nhiêu loài rận vậy mà vẫn đặt câu hỏi:
"...Ðiều khác thường là trong hàng chục ngàn thẩm phán
các cấp, trong đó không thiếu quan tòa có hiểu biết sâu, có kinh nghiệm sống, có công tâm vẫn bị đánh giá
không đủ tài đức, để Ðảng phải "thả dù" vào hàng ngũ các quan tòa thời đổi mới một ông tướng cảnh sát i-tờ về luật pháp, tay vừa buông chiếc dùi cui chuyên chính để đóng vai
Bao Công cầm cân công lý cho toàn xã hội.
...Ðể xem ông tướng Trương Hòa Bình sẽ có đủ kiến thức uyên thâm về luật pháp trong nước và quốc tế đến mức nào, sẽ xông vào một lĩnh vực cực kỳ mới mẻ với ông ra sao để thực thi nền pháp quyền mới, không lọt kẻ gian, không oan người ngay, đem luật pháp
nghiêm minh vào cuộc sống.
...Chuyện cử quan tòa tối cao như thế này mà xảy ra ở một nước dân chủ thuần thục ắt sẽ gây xì căng đan cực lớn, cả xã hội sẽ biểu môi và bịt mũi chống lại, vì ai cũng hiểu từ đây tai họa bất công và oan trái có thể giáng xuống bất kỳ ai."
Cái điều ông Bùi Tín đặt ra rất ngây thơ cụ hay ngớ ngẩn giả vờ là vì ông biết rõ đ/c Bình là không có khả năng, tư cách, đạo đức mà chỉ nhờ theo hầu hạ điếu đóm ông Thứ trưởng Công an Bùi Quốc Huy trong các cuộc ăn chơi trác táng mà nên sự nghiệp.
Thứ nữa ông cũng biết rõ là
Việt Nam làm gì có luật pháp. Luật pháp chỉ ở trên mấy cuốn sách luật để làm cảnh và trình diễn cho quốc tế đến xem mà thôi.
Như vụ xử Cha Lý vừa qua cho
thấy phiên tòa không có luật sư biện hộ, chỉ có công
tố viện buộc tội. Khi bị can cãi thì bị bịt miệng.
Và còn rất nhiều vụ bắt giữ không cần lý do,
xử không cần chứng cớ và phán án thì tha hồ. Muốn bi
nhiêu thì bi.
Môt đ/c công an xách kiếm rượt chém mấy đ/c bảo vệ phi trường mà chỉ phạt có 5 triệu rồi huề cả làng, chỉ vì đ/c công an này là quí tử của ông chủ tịch tỉnh Bình Dương.
Nếu một anh dân ngu khu đen mà phạm tội kiểu ấy, thì 600 tờ báo Ðảng ta sẽ a dua, hùa lên sủa, kết tội ít nhất cũng năm, mười cuốn lịch cho bỏ cái tật: "chống lại nhân viên thừa hành công vụ và phá rối trị an" thay cho Tòa án, nhất là tờ Công An
Nhân dân hay tờ An Ninh thế giới.
Duy chỉ có một điều có thể tin ông
Bùi Tín là ông luôn "băn khoăn" trong lòng lo cho cái Ðảng của ông:
"Bộ máy quản lý nhân
sự của Ðảng Cộng sản, ban tổ chức trung ương, ban nội chính trung ương vẫn cổ lỗ như thời 20 năm trước, vẫn coi thường đội ngũ thẩm phán các cấp, càng coi thường gần 500 đại biểu quốc hội mới. Nhiều người am hiểu thấu đáo bộ máy cho biết đây có thể có sự nhúng tay sâu của một thế lực MA quái dai dẳng tệ hại."
Ở những nước văn minh chỉ có "vỏn vẹn một lần dân chủ" không thể so bì với Việt Nam Xã Hội chủ Nghĩa ta, "triệu lần dân chủ hơn đế quốc" thì đều theo phép tam quyền phân lập mà trị quốc an dân.
Tổng thống hay
dân phạm tội đều được xử như nhau.
Nhưng Việt Nam ta
thì khác. Như Ngài Tổng bí thư Mạnh đã phán: "Nước Việt Nam có luật pháp riêng theo hoàn cảnh của Việt
Nam".
Cho nên trong thời gian mười năm, từ 1975 đến 1985, Nhà nước ta thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy" khiến cho cả nước đọi quá, đành phải "đổi mới", tạm cất cái chính sách "chuyên chế" vào kho và chạy theo đế quốc để "làm kinh tế thị trường" cứu đói.
Chỉ mấy năm sau, từ cái quá đói bỗng chuyển sang
cái no bội thực, khiến cho dân tình hỗn loạn, tệ nạn phát sinh, mạnh ai nấy lo mánh mung làm giàu, từ đảng viên cho chí dân đen, đều nhắm mắt nhắm mũi chạy theo đồng tiền.
Xã hội phút chốc trở nên suy đồi, giá trị đạo đức không còn. Mọi việc lớn nhỏ đều lấy tiền làm thước đo. Trong dân gian xuất hiện câu vè
"Tiền" để mô tả cái xã hội đảo điên lúc bấy giờ:
Tiền là Tiên là Phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là sức khoẻ của tuổi già
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân
Là cán cân công lý
Ðồng tiền là hết ý
Nhưng vào thời điểm hiện nay của cái năm 2007, thời điểm của Việt Nam là điểm hẹn, là của cú nhấn, cú huých, của cú nhảy, của mũi nhọn... thì "tiền" vẫn chưa phải là sức mạnh duy nhất để "giữ vững ổn định chính trị" trong nước để Việt Nam chuẩn bị vừa "bơi ra biển lớn" lại vừa "cất cánh bay cao, bay xa".
Càng ngày, người dân bị Ðảng viên Cộng sản cướp đất, cướp ruộng ở nông thôn nổi lên khiếu kiện càng đông.
Trước những áp bức, kềm kẹp bất công hà khắc của Ðảng, những người bất đồng chính kiến nổi lên đòi quyền tự do ngôn luận, tư do nhân quyền ngày càng nhiều thì Ðảng còn cần thêm một sức mạnh khác nữa để đàn áp dập tắt những mầm mống "mất ổn định" này.
Ðó chính là dùi cui! Dùi cui thay cho luật pháp.
Kinh Mác Lê chỉ tóm gọn trong
hai điều cơ bản:
Khi tiến hành các cuộc cướp chính quyền thì sức mạnh cách mạng nằm ở họng súng.
Khi nước nhà đã "độc lập tự do hạnh phúc", muốn trị quốc an dân thì sức mạnh phải nằm ở "dùi cui".
Ðó là lý do tại sao Nhà
nước ta và Ðảng ta chơi cái trò không giống ai đối với công pháp quốc tế là cái trò "ba ve vô một hũ" để có một ông tướng Công an Trương Hòa Bình vừa là đại biểu quốc hội (làm ra luật), vừa là nha sai đi bắt người (cơ quan hành pháp) lại vừa là quan tòa xử án (cơ quan tư pháp).
Cả ba quyền đều gồm thâu vào một tay ông Bình. Thiệt là chí lý!
Và cũng chẳng là điều ngạc nhiên
gì khi người ta nhận ra rằng ông Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cũng là Công an.
Em cùng cha (tướng Nguyễn chí Thanh) khác mẹ của ông Dũng là
Nguyễn chí Vịnh cũng là xếp sòng ở Bộ Công an.
Nay ông Trương Hòa
Bình, tướng Công an, (cũng có thể) cùng mẹ khác cha với hai ông Dũng và Vịnh lên nắm Bộ Tư pháp mới thiệt đúng "logic" là bộ tam sên.
Một Nhà nước độc tài chuyên chế vẫn tồn tại được là nhờ xây dựng trên chế độ Công an trị thì Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp đều phải qui về một mối mới đúng bài bản "tam pháp đồng qui".
Bây giờ cán cân công lý đã được làm bằng dùi cui rất chắc chắn.
Nay mai dân oan khiếu kiện hay các
nhà bất đồng chính kiến "được mời" vô Hỏa Lò nghỉ mát một thời gian rồi ra hầu tòa, sẽ chứng kiến cảnh ông Trương Hòa Bình ngồi ghế Chánh án, thay vì gõ bằng búa gỗ để ra uy, ông Bình sẽ gõ xuống bàn bằng dùi cui.
Tiếng dùi cui nghe chát chúa, uy võ
sẽ còn chấn động gấp trăm lần hơn tiếng búa.
Không khí xử án sẽ cực kỳ căng thẳng thần kinh, sẽ giống y
chang cái thuở ban đầu "cải cách ruộng đất" lưu luyến ấy!
Hoan hô bộ tam sên Dũng, Vịnh, Bình!
Hoan hô Nhà nước Việt Nam triệu lần dân chủ với chủ nghĩa "Tam pháp đồng qui"!
Hoan hô dùi cui!
Dùi cui muôn năm!
Nguyễn Thanh Ty
=END=
10- Gương Xưa Tích Cũ
- Chết Vẫn Còn Thương
Mõ Sàigòn
(SGT)
Khuôn Sinh Sắc người ở Tấn Ninh, tỉnh Sơn Ðông, lấy con gái họ Mộc, tên là Ngụy Vân, sống vui vầy tương đắc, khiến láng giềng hết sức ngợi khen, ra chiều quý mến.
Ngày nọ, có Tử Yên là
chị em bạn dì của Khuôn thị đến chơi, nhìn thấy trong ngoài ngăn nắp, vườn tược láng o, bèn trố mắt nói:
- Tỷ tỷ bị thấp khớp, người hay nhức mõi, mà nhà cửa kiểu này. Ắt dâu con bao dàn... A tới Z?
Khuôn thị cười hề hề mấy cái, rồi cao hứng nói:
- Không phải oan gia không họp mặt. Ðứa con gái
này, nếu không đụng phải tay cứng cựa như ta, thì đứa con trai chắc chẳng còn đất sống.
Tử Yên từ nào tới giờ thấy vợ chồng của Sắc sống hòa
thuận, nay bỗng nghe lạng quạng kiểu này, bèn hết sức ngạc nhiên, sửng sốt nói:
- Dâu là chính lễ, rể là người dưng, mà chị lại cho đó là oan gia bây giờ mới gặp, là cớ làm sao?
Khuôn thị nhìn trời hứ một cái, rồi tức tối nói:
- Nó giữ chồng nó như giữ thằng ăn trộm. Hễ giỗ chạp tân
gia, mà chồng nó đứng gần ai là ngờ ngờ vực vực. Chốc chốc lại chạy ra nhìn chừng, còn nó thì bất kỳ tuổi tác bao nhiêu, cứ bừa vô chơi láng. Ta chướng mắt nên gọi nó tới mà nói rằng: "Con nói chuyện với trai thì được - còn con trai của mẹ - nói chuyện với gái lại không được, thì thiệt khiến cho mẹ phải lòng gan đau nhức!" Nó trả lời với ta rằng: "Núi cao không che nổi mặt trời. Ngày xưa là con
của mẹ, bây giờ là chồng của con, thì xin mẹ đứng ngoài... thôi ý kiến!"
Tử Yên. Từ lúc dự đám cưới của Sinh Sắc đến nay. Chưa hề nghe một lời phàn nàn nào về Ngụy Vân cả, nay lại đụng thế này, bèn tò mò nổi lên, lẩm bẩm nói:
- Theo lời của tỷ tỷ, Ngụy Vân bên
ngoài thì xinh đẹp, nhưng bên trong lại hồ đồ. Chỉ là của để nhìn chớ không phải để ăn, thì thiệt khiến cho ta phải nổi lên nhiều thắc mắc!
Qua ngày mai, lúc Khuôn thị qua nhà
hàng xóm ghi số đề, Tử Yên liền gọi Sắc ra, tức tốc nói:
- Người ta có họp thì phải có tan.
Lúc họp thì vui, lúc tan thì buồn. Phần con đang họp hay
tan? Mau tỏ bày cho biết!
Sắc sững người ra một chút, rồi ú ớ đáp:
- Dì nói vậy nghĩa là làm
sao?
Tử Yên bực mình gắt:
- Trên đời biết bao việc bất trắc xảy ra. Phần nhiều là do
mình coi thường, không để ý. Ðến lúc người ngoài để ý thì trăng mật đã biến thành... dập mật. Chẳng trễ lắm ư?
Sắc từ lúc trúng đề nhờ giải mộng, thường tự cho mình thuộc hạng thông minh, mà nay đã mấy câu chẳng lần ra manh
mối, bèn tự thẹn với thân, thảng thốt nói:
- Lâu lâu dì về thăm một lần, mà đố mẹo kiểu này, khiến cháu phải ể mình ể mẩy. Thử nghĩ có nên chăng?
Tử Yên hết nhìn
cháu, lại nhìn trời, rồi thở ra một cái, mà bảo nhẹ với thân:
- Chậm hiểu thế này
không chết mới là lạ!
Rồi chán nản nói:
- Ta đã qua hai đời chồng, nên chuyện nhân duyên rành... sáu câu vọng cổ. Vậy chuyện hôn
nhân của cháu trục trặc chỗ nào? Cứ mạnh dạn nói ra, rồi ta sẽ liệu đó mà bày cho thang thuốc.
Sắc chưa kịp trả lời, bất chợt ánh mắt chạm ngay tờ lịch treo tường, đúng ngay câu: Ngày tam nương sát chủ, bèn dựng cả tóc râu,
hoảng hốt nói:
- Sống với vợ sướng hơn là sống với... mẹ. Ðã đủ hay chưa?
Một hôm, trời mới mưa xong, Sắc cùng đám bạn kéo
nhau đi bắt ếch về nhậu. Chẳng may bị rắn mai gầm cắn, nên khó bề qua khỏi, liền nắm lấy tay của Ngụy Vân, thều thào nói:
- Trước khi đôi ngả chia ly.
Ta muốn nàng hứa với ta một chuyện. Có đặng hay không?
Ngụy Vân sụt sùi đáp:
- Miễn hồ đừng ép thiếp đi bắt ếch thì thôi. Phần còn lại thiếp sẽ liều thân chơi tới.
Sắc sáng rỡ cả mặt mày,
run run nói:
- Một món đồ trong nhà dù là chướng mắt, nhưng khi đem bỏ ngoài đường, lập tức sẽ có kẻ lượm ngay. Huống gì nàng, một con người bằng xương bằng thịt. Ta muốn sau khi tang sự đã xong, nàng lập tức tái giá, chớ đừng thủ tiết thờ ta. Có đặng hay chăng?
Vân khóc lóc đáp:
- Muốn tái giá thì phải có thời gian,
mà tang sự chỉ có mấy ngày. Làm sao thiếp tính?
Sắc thở hắt ra một cái, rồi yếu ớt nói:
- Nàng còn trẻ, đời còn dài, thì không thể để tuổi thanh
xuân trôi vào nơi tăm tối.
Rồi day mặt qua mẹ, mà nói
rằng:
- Nếu mẹ vẫn xem con
là con của mẹ, thì xin mẹ đừng bắt vợ con phải thủ tiết. Vừa uổng đời. Vừa tội nghiệp. Vừa thiếu chỗ tựa nương. Thiệt là không đúng!
Khuôn thị gật gật đáp:
- Có chồng mới gọi là dâu.
Nay chồng không có thì còn gọi dâu con mần chi nữa!
Sắc nhìn mẹ ra vẻ cảm ơn, đoạn bóp tay
của Ngụy Vân mấy cái, mà nói rằng:
- Làm thế nào để tiện cho mình mà không mang lỗi với người, mới gan ruột an vui. Yên lòng... thăng trước.
Rồi cười nụ mà đi. Qua
ngày sau, mẹ của Ngụy Vân là Mộc thị đến điếu tang, rồi nói với Khuôn thị rằng:
- Trời bày cảnh chia
ly, để rể, dâu, bỗng âm dương hai đường cách biệt, mà con gái tôi
còn nhỏ - lại quấn vội khăn tang - thì chỉ e úa héo kéo dài theo năm tháng.
Rồi nuốt nước bọt một cái mà nói rằng:
- Nếu chị xui
không cho là... xui, thì xin để mẹ con tôi trùng phùng, đặng tính chuyện mai
sau, thì ân đức ấy nguyện mai này báo đáp.
Khuôn thị trước đây có hứa với con, nhưng bây giờ con đã thác, thì lời hứa kia cũng giảm đi phần sức mạnh. Ðã vậy lại nghĩ vành khăn tang - trong sớm hôm sẽ đổi thành vòng hoa cưới - bèn gan ruột lộn lên, đỏ mặt nói:
- Sống là người của họ Khuôn. Chết là ma nhà họ Khuôn. Quyết không... tái tới tái lui gì hết cả.
Ngụy Vân đứng gần bên, nghe thế, liền hướng về bàn thờ của Sắc, nghèn nghẹn nói:
- Bây giờ thiếp mới hiểu tại sao
chàng muốn thế, nhưng chàng muốn là một chuyện, mẹ... xù là
chuyện thứ hai, thành thử có hứa cả trăm câu cũng chẳng nhằm chi hết cả.
Tối ấy, Mộc thị ngủ với con
gái, thì thào nói:
- Con còn ít tuổi mà
không lo tính sớm. Lỡ một mai xuân sắc tàn phai, thì lúc ấy cũng khó tìm cơ hội.
Ngụy Vân nhỏ giọng hỏi:
- Ðành là vậy, nhưng con đã qua một đời chồng, thì hổng biết khó khăn nhiều hông nữa?
Mộc thị rối rít đáp:
- Thân hình vừa vặn, nhan sắc ngon
lành, thêu thùa may vá, rành cả nấu ăn. Lo chi không kiếm được người tới nhào vô xin rước?
Rồi nắm lấy tay con, quyết liệt nói:
- Con còn nhỏ mà không lo kiếm chỗ tựa nương,
thì mai này ắt hẳn sẽ mang nhiều ân hận. Nếu mà họ bắt con phải thủ tiết thờ chồng, thì cứ... đế thẳng tay. Chớ đừng tử tế với họ mần chi nữa!
Gặp lúc Khuôn thị khát nước đi ngang, nghe được lời như vậy, bèn máu bỗng dzọt lên, uất ức nói:
- Người chết có di
chúc lại, không bắt vợ thủ tiết, nhưng mồ chưa yên mả chưa đẹp, mà tính chuyện bước thêm, thì ta nhất định bắt ngươi phải thủ tiết cho hết đời suốt kiếp.
Tối ấy, Khuôn thị không
làm sao ngủ được, bởi một ý nghĩ dày xéo trong tâm khảm, là: Hồi ấy cha thằng Sắc mất đi, mà thiệt thòi ở vậy. Bây giờ thấy người ta hăm hở chờ ngay song hỉ, mà xót ruột xót gan - bởi tuổi thanh xuân đã qua chẳng bao giờ có lại - nên khi... trống trường thành đổ điểm tận canh ba, mới oải cả châu thân mà ngủ gà ngủ gật, rồi trong giấc mơ bất chợt thấy Sắc hiện về, khóc lóc nói:
- Mẹ không nên níu kéo lại những gì đã mất, mà hãy
nên cố đừng làm mất cái gì mình đang giữ được. Vợ của con đang còn
nhỏ, thì không thể ở một mình, lại càng không thể giam mình nơi nhang đèn sớm tối, nên sớm muộn gì cũng bước tiếp mà thôi. Vậy tại sao mẹ không mở lượng bao dung mà hoàn thành tâm nguyện? Vừa giữ được con. Vừa nổi tiếng là người có đạo nghĩa. Vẫn hơn là già néo đứt dây, lại còn phải đưa thân cho bàn dân phán xét...
Khuôn thị giật mình thức dậy, bỗng nhìn
lên bàn thờ, thấy di ảnh của con như buông lời trách móc, bèn rúng động tâm can, thảng thốt nói:
- Khi bị lạc lối dưới mặt đất, người ta tìm đường để lên trời. Ta chẳng những không tìm đường lên trời - mà còn đưa tay bịt mắt mình lại - để được... lạc lối thêm, thì thiệt là không đúng!
Rồi thở ra một cái, lẩm bẩm nói:
- Mọi hậu quả trong cuộc sống, hoặc xấu hoặc tốt, đều do ở cái tâm con người mà ra. Nay ta lại thất hứa với người khuất mặt, thì mốt nữa mai kia. Mần răng ăn nói?
Qua ngày mai, Khuôn thị dậy sớm nấu cháo
gà, rồi thân thiết mời Mộc thị ra bàn, vừa ăn vừa trò chuyện, tưởng như chưa hề đụng chạm với nhau chút nào hết cả. Khi tô cháo đã xong, Khuôn thị mới nhìn thẳng vào mắt của họ Mộc, tha thiết nói:
- Tang gia bối rối, nên tối qua lỡ thốt lời không đẹp. Những mong chị xui vì tình thân hai gia đình mà lượng thứ cho. Tôi nghĩ kỹ rồi. Sau khi mai táng xong, thì Ngụy Vân muốn lấy ai thì lấy.
Mộc thị nghe vậy, mừng như bắt được vàng, nhưng cũng làm bộ kéo vạt áo lên lau. Thút thít nói:
- Sao không để đủ 49 ngày rồi hãy tính. Có vội quá chăng?
Khuôn thị đưa
tay lên đầu gãi gãi mấy cái, rồi ưu tư nói:
- Duyên nợ như nước ròng nước lớn. Lúc tụ lúc tan. Lỡ trong 49 ngày không tan mà lại tụ, thì làm sao bắt dính?
Rồi quay mặt vào
trong, gọi Ngụy Vân ra mà nói rằng:
- Ao sâu lắm cá. Của lạ đắt hàng. Dù con đang tang phục, nhưng vẫn phải bên bàn trang điểm mà chăm chút. Chớ đừng vô ý bỏ lơ, rồi vụt qua nhiều cơ hội, thì lỗi ấy tự châu thân. Chớ nợ duyên chẳng tội tình chi hết cả!
=END=
**********************************